Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía
Ngày đăng: 31/07/2015

Bệnh trắng lá mía bắt đầu xuất hiện rải rác ở thị xã Ninh Hòa từ niên vụ 2012 - 2013 đến niên vụ 2013 - 2014 với diện tích bị nhiễm 963ha. Đến niên vụ 2014 - 2015, bệnh lan rộng khắp các vùng trồng mía với diện tích bị nhiễm lên đến hơn 2.235ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30 - 70% là hơn 1.415ha.

Xã Ninh Tây là vùng có diện tích mía lớn nhất và cũng là nơi bệnh trắng lá mía xuất hiện nhiều nhất. Ông Sử Hồng Quốc Tịnh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Tây cho biết, thời gian qua, bệnh này đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con trồng mía trên địa bàn. Đặc biệt là niên vụ 2014 - 2015, toàn xã có 753/2.270ha bị nhiễm bệnh, mức độ thiệt hại từ 30% trở lên. “Từ khi bệnh trắng lá mía xuất hiện, năng suất, chữ đường giảm mạnh. Vụ mía 2012 - 2013, năng suất mía toàn xã đạt bình quân 50 tấn/ha thì niên vụ 2014 - 2015, năng suất chỉ còn 48 tấn/ha”, ông Tịnh nói.

Ông Lê Văn Tánh - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa cho biết, bệnh trắng lá mía là bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng ngừa vẫn là chính. Tuy đã qua các lớp tập huấn, nhưng nhiều nông dân vẫn mơ hồ về quá trình lây lan, phát triển của bệnh cũng như thuốc đặc trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Mới đây, Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa đã phối hợp với UBND thị xã Ninh Hòa, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã triển khai các lớp tập huấn “Kỹ thuật phòng trừ bệnh trắng lá mía” cho nông dân tại 8 xã trên địa bàn.

Theo khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh trắng lá mía, nông dân cần nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ cây mía bị bệnh; không sử dụng hom giống bị bệnh cho niên vụ tiếp và không vận chuyển mía từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm... Ông Prakash Muthu, Phó Giám đốc nguyên liệu (Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa) cho biết, bệnh trắng lá mía xuất hiện ở Thái Lan từ năm 1954. Và ở Việt Nam hiện nay, bệnh trắng lá mía đang là vấn đề nan giải. Bệnh một phần do thời tiết, nhưng yếu tố chính vẫn là giống, sâu bệnh... Vì vậy, bà con nên xử lý giống trước khi trồng. Đối với diện tích bị bệnh trên 50%, bà con cần mạnh dạn phá bỏ và trồng lại. Người trồng phải sử dụng giống mía khỏe, không nhiễm bệnh trắng lá như: K88-200; KK3; MY55-14; K93-219...


Có thể bạn quan tâm

Trăn Trở Với Cây Khóm Trăn Trở Với Cây Khóm

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

25/06/2014
“Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ “Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

27/11/2014
Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

25/06/2014
Con Tôm “Ôm” Đất Rừng Con Tôm “Ôm” Đất Rừng

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ Ba Hòn (Kiên Lương) đến Mũi Nai (TX Hà Tiên) tôi không khỏi giật mình xót xa khi chứng kiến vạt rừng cây đước, cây mắm ven biển bị người dân chặt phá loang lổ để làm ao nuôi tôm.

25/06/2014
Vụ Cà Phê 2014-2015 Nông Dân Phấn Khởi Chuẩn Bị Vào Mùa Thu Hoạch Vụ Cà Phê 2014-2015 Nông Dân Phấn Khởi Chuẩn Bị Vào Mùa Thu Hoạch

Vụ cà phê 2014-2015 đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Không khí chuẩn bị cho mùa vụ mới diễn ra sôi động ở các nông hộ. Phấn khởi hơn, năm nay, không chỉ giá cả ở mức cao mà năng suất cà phê cũng tăng hơn năm trước, hứa hẹn một năm trúng mùa đến với bà con nông dân.

24/10/2014