Nguồn Cung Thực Phẩm Từ Gia Súc, Gia Cầm Dồi Dào

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 14/134 trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ chuồng lạnh.
Không thiếu nguồn cung
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh có tổng đàn heo hơn 340.000 con, gia cầm gần 3,5 triệu con và đàn bò 36.000 con; sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 80.000 tấn/năm.
Chăn nuôi gia cầm trang trại chiếm khoảng 41% tổng đàn với 76 trang trại; còn chăn nuôi heo có 152 trang trại, chiếm 57% tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh. Tết Nguyên đán được coi là thời kỳ “cao điểm” về sức tiêu thụ các loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm nên các chủ chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường trước, trong và sau Tết.
Bà Mai Thị Hương, xã Long Phước (TP. Bà Rịa), người có thâm niên nuôi bò hơn 10 năm nay cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, người chăn nuôi tích cực chăm sóc cho đàn bò để xuất bán.
Ngoài việc chăn nuôi từ con giống, thời gian này người chăn nuôi bò còn mua những con bò gầy có giá rẻ, sau đó vỗ béo bằng cách cho ăn đủ chất theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp rồi bán ra trong dịp Tết. Thị trường tiêu thụ thịt bò dịp cuối năm lớn, thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nhà để thu mua, nên người nuôi bò không phải lo đầu ra.
Còn theo chị Nguyễn Thị Nhuần, hộ chăn nuôi heo thịt với số lượng gần 200 con/năm tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức), Tết Nguyên đán được coi là cơ hội “vàng” cho người nuôi heo, từ 3 tháng trước các hộ chăn nuôi tranh thủ tăng đàn để kịp xuất bán trong dịp Tết.
Hiện nay, dịch bệnh được kiểm soát, phương pháp nuôi an toàn được triển khai rộng rãi nên nguồn heo cung cấp cho thị trường Tết rất dồi dào. Dự báo, giá các loại mặt hàng thực phẩm từ gia súc, gia cầm chỉ tăng nhẹ dù sức mua cao hơn so với ngày thường.
Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm
Từ năm 2010, Sở NN-PTNT đã thực hiện dự án “Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2010-2015” với kinh phí hơn 8,782 tỷ đồng. Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, dự án này đã nâng cao trình độ nhận thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa để người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch.
Việc thực hiện dự án luôn gắn liền với công tác an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với định hướng của Bộ NN-PTNT về chăn nuôi. Sau một thời gian triển khai, Cục Thú y đã công nhận BR-VT có 65 trại heo an toàn dịch bệnh với gần 173.000 con, chiếm 29,94% tổng đàn heo toàn tỉnh. Hiện các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo đang triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả heo trên đàn gia súc và an toàn bệnh dại.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi và trồng trọt cũng phát triển mạnh. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 14/134 trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ chuồng lạnh cho khoảng 58.000 con heo.
Trong đó, có 5 trang trại nuôi bán tự động với tổng đàn 24.000 con; 1 trang trại áp dụng công nghệ tự động gồm 2.600 con heo nái chất lượng cao với các khâu sát trùng, ăn uống, theo dõi; 18 trang trại chăn nuôi gà cũng đang áp dụng công nghệ cao, với mô hình chuồng lạnh, chăm sóc, nuôi dưỡng, tổng đàn gần 2 triệu con. Do đó, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn cung trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Ánh, Phòng NN- PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước. Năng suất đậu xanh đạt 18-20 tạ/ha, tăng 1-3 tạ/ha so với vụ sản xuất năm ngoái.

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.