Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguồn Cung Thực Phẩm Từ Gia Súc, Gia Cầm Dồi Dào

Nguồn Cung Thực Phẩm Từ Gia Súc, Gia Cầm Dồi Dào
Ngày đăng: 11/02/2015

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 14/134 trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ chuồng lạnh.

Không thiếu nguồn cung

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh có tổng đàn heo hơn 340.000 con, gia cầm gần 3,5 triệu con và đàn bò 36.000 con; sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 80.000 tấn/năm.

Chăn nuôi gia cầm trang trại chiếm khoảng 41% tổng đàn với 76 trang trại; còn chăn nuôi heo có 152 trang trại, chiếm 57%  tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh. Tết Nguyên đán được coi là thời kỳ “cao điểm” về sức tiêu thụ các loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm nên các chủ chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường trước, trong và sau Tết.

Bà Mai Thị Hương, xã Long Phước (TP. Bà Rịa), người có thâm niên nuôi bò hơn 10 năm nay cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, người chăn nuôi tích cực chăm sóc cho đàn bò để xuất bán.

Ngoài việc chăn nuôi từ con giống, thời gian này người chăn nuôi bò còn mua những con bò gầy có giá rẻ, sau đó vỗ béo bằng cách cho ăn đủ chất theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp rồi bán ra trong dịp Tết. Thị trường tiêu thụ thịt bò dịp cuối năm lớn, thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nhà để thu mua, nên người nuôi bò không phải lo đầu ra.

Còn theo chị Nguyễn Thị Nhuần, hộ chăn nuôi heo thịt với số lượng gần 200 con/năm tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức), Tết Nguyên đán được coi là cơ hội “vàng” cho người nuôi heo, từ 3 tháng trước các hộ chăn nuôi tranh thủ tăng đàn để kịp xuất bán trong dịp Tết.

Hiện nay, dịch bệnh được kiểm soát, phương pháp nuôi an toàn được triển khai rộng rãi nên nguồn heo cung cấp cho thị trường Tết rất dồi dào. Dự báo, giá các loại mặt hàng thực phẩm từ gia súc, gia cầm chỉ tăng nhẹ dù sức mua cao hơn so với ngày thường.

Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ năm 2010, Sở NN-PTNT đã thực hiện dự án “Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2010-2015” với kinh phí hơn 8,782 tỷ đồng. Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, dự án này đã nâng cao trình độ nhận thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa để người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch.

Việc thực hiện dự án luôn gắn liền với công tác an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với định hướng của Bộ NN-PTNT về chăn nuôi. Sau một thời gian triển khai, Cục Thú y đã công nhận BR-VT có 65 trại heo an toàn dịch bệnh với gần 173.000 con, chiếm 29,94% tổng đàn heo toàn tỉnh. Hiện các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo đang triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả heo trên đàn gia súc và an toàn bệnh dại.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi và trồng trọt cũng phát triển mạnh. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 14/134 trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ chuồng lạnh cho khoảng 58.000 con heo.

Trong đó, có 5 trang trại nuôi bán tự động với tổng đàn 24.000 con; 1 trang trại áp dụng công nghệ tự động gồm 2.600 con heo nái chất lượng cao với các khâu sát trùng, ăn uống, theo dõi; 18 trang trại chăn nuôi gà cũng đang áp dụng công nghệ cao, với mô hình chuồng lạnh, chăm sóc, nuôi dưỡng, tổng đàn gần 2 triệu con. Do đó, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn cung trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Trái Dâu Tây Chuyện Trái Dâu Tây

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

04/12/2014
Tuần Lễ Quảng Bá Nước Mắm Phú Quốc Tuần Lễ Quảng Bá Nước Mắm Phú Quốc

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.

15/07/2014
Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu? Vì Sao Thuế “Kinh Doanh Thanh Long” Vẫn Thất Thu?

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.

04/12/2014
Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ Mực “Siêu Rẻ” Một Cách... Đáng Ngờ

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.

15/07/2014
Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi? Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi?

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.

15/07/2014