Nguồn Cung Thực Phẩm Dồi Dào Cho Cuối Năm

Nhu cầu về thực phẩm vào dịp Tết dự tính tăng khoảng 30%, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, với việc tăng đàn gia súc, gia cầm hiện nay, nguồn cung sẽ được đảm bảo.
Theo Bộ NNPTNT, tính đến tháng 11/2013, cả nước đã có 23,6 triệu con lợn, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn, tăng 2,1%.
Về chăn nuôi gia cầm, cả nước hiện có 317 triệu con, tăng 2,94% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà đạt 236,4 triệu con. Sản lượng thịt gia cầm từ đầu năm đến nay đạt 762.300 tấn, tăng 4,05%. Sản lượng trứng gia cầm đạt 7.422 triệu quả, tăng 1,7% so.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, vào dịp Tết, nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm. Như vậy, nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.
Nguồn cung này cũng phụ thuộc vào việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và việc kiểm soát tốt thị trường, không để hàng lậu tràn qua biên giới hoặc xảy ra hiện tượng găm hàng, thiếu hàng cục bộ...
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng để đảm bảo nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm và ổn định việc chăn nuôi, cần nghiên cứu sửa đổi Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó, cho phép các cơ sở chăn nuôi trang trại, HTX chăn nuôi được hưởng chính sách theo quy định của Nghị định này. Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm và tạm nhập tái xuất thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường và sản xuất chăn nuôi trong nước.
Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan và địa phương tích cực phòng chống dịch bệnh, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, cung ứng đủ giống cho sản xuất và lưu thông sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Có thể bạn quan tâm

BT- Sau chương trình “Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển”, Ngân hàng TMCP Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) đang chuẩn bị triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu vỏ sắt, nhằm tăng cường khả năng bám biển. Bình Thuận, nơi có ngư trường lớn và hiện có 7.523 tàu với tổng công suất 773.729 cv thì đây là một cơ hội tốt để ngư dân tiếp cận nguồn vốn rẻ, tiếp tục nâng công suất tàu thuyền đánh bắt.

Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng đều XK qua đường tiểu ngạch, luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với thương nhân trong nước. Đồng thời, sự lệ thuộc lớn vào một thị trường không ổn định như Trung Quốc đã khiến nhiều mặt hàng XK bắt đầu bị ảnh hưởng và buộc phải tìm giải pháp chuyển hướng.

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.