Nguồn Cung Thực Phẩm Dồi Dào Cho Cuối Năm

Nhu cầu về thực phẩm vào dịp Tết dự tính tăng khoảng 30%, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, với việc tăng đàn gia súc, gia cầm hiện nay, nguồn cung sẽ được đảm bảo.
Theo Bộ NNPTNT, tính đến tháng 11/2013, cả nước đã có 23,6 triệu con lợn, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn, tăng 2,1%.
Về chăn nuôi gia cầm, cả nước hiện có 317 triệu con, tăng 2,94% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà đạt 236,4 triệu con. Sản lượng thịt gia cầm từ đầu năm đến nay đạt 762.300 tấn, tăng 4,05%. Sản lượng trứng gia cầm đạt 7.422 triệu quả, tăng 1,7% so.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, vào dịp Tết, nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm. Như vậy, nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.
Nguồn cung này cũng phụ thuộc vào việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và việc kiểm soát tốt thị trường, không để hàng lậu tràn qua biên giới hoặc xảy ra hiện tượng găm hàng, thiếu hàng cục bộ...
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng để đảm bảo nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm và ổn định việc chăn nuôi, cần nghiên cứu sửa đổi Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trong đó, cho phép các cơ sở chăn nuôi trang trại, HTX chăn nuôi được hưởng chính sách theo quy định của Nghị định này. Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm soát nhập lậu gia súc, gia cầm và tạm nhập tái xuất thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường và sản xuất chăn nuôi trong nước.
Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan và địa phương tích cực phòng chống dịch bệnh, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, cung ứng đủ giống cho sản xuất và lưu thông sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thống kê tỉnh, tháng 8 sản xuất công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng không cao, do các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Hiện UBND huyện Lấp Vò cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương đẩy mạnh công tác gia cố đê bao, bảo vệ ăn chắc trên 10.000ha lúa vụ thu đông đang giai đoạn đòng trổ, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8 âm lịch.

Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.