Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi
Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.
Hầu hết người nuôi đều phải mua con giống từ các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên và nhập khẩu từ các nước trong khu vực như: Indonesia, Philippines, Singapore. Trước đây, do phần lớn con giống tôm hùm đều được vận chuyển vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước đã được cấp phép nhập khẩu, cùng với đó con giống cũng đã được kiểm dịch nên tạo thuận lợi để nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển tại Khánh Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).

Hiện tại bưởi da xanh có trọng lượng 1,4 kg trở lên có mức giá 52.000 đ/kg; 1,2 - 1,4 kg có mức giá 45.000 đ/kg; từ 1 - 1,2 kg có giá 33.000 đ/kg.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.

Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.