Người trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định

Một số loại sâu bệnh gây hại không đáng kể nên các diện tích trồng tiêu trong huyện cho tỷ lệ đậu trái cao, năng suất ước tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Đồng Nai là một trong ba địa phương có diện tích tiêu lớn nhất cả nước với trên 8.000ha.
Các huyện có diện tích trồng tiêu tăng nhanh là Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất... Trong số đó, huyện Xuân Lộc dẫn đầu với gần 3.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Suối Cao.
Những năm gần đây, giá hạt tiêu ở mức cao, nhiều hộ nông dân chuyển diện tích không thích hợp của cây trồng khác sang trồng tiêu. Đặc biệt, bà con nông dân có kinh nghiệm trong đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để kéo dài thời gian thu hoạch.
Với cách làm này, nhiều nông dân trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc giàu lên, một số người trở thành triệu phú.
Với diện tích 2.000ha đang cho thu hoạch, mỗi năm Xuân Lộc cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 6.000 tấn tiêu đen.
Năm nay, giá hạt tiêu giữ ở mức khá ổn định từ 200.000-210.000 đồng/kg. Nhiều khả năng niên vụ năm nay, người trồng tiêu thắng lớn.
Để nâng cao giá trị hồ tiêu Xuân Lộc, mới đây Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (thuộc Sở Khoa học Công nghệ) đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” cho Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ.
Theo đánh giá của các Hiệp hội tiêu trong nước và quốc tế, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng.
Song do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác.
Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” không chỉ giúp hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trên thị trường nội địa, mà còn mở cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14-3, các xã nuôi tôm trọng điểm ven Đầm Nại huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đồng loạt ra quân triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng” kênh mương nuôi trồng thủy sản.

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 19 nghìn ha chè, trong đó có gần 17 nghìn ha chè kinh doanh; 70 vườn ươm giống chè, hiện các hom giống đang ở giai đoạn nẩy mầm, mọc rễ. Tuy nhiên, gần 1 tháng qua, thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm cao trên 90% nên lác đác một số nơi đã xuất hiện bệnh phồng lá chè.