Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người trồng thanh long nên liên kết để tránh bị lừa đảo

Người trồng thanh long nên liên kết để tránh bị lừa đảo
Ngày đăng: 13/04/2015

Sau vụ bà Nguyễn Thị Phước ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam bị thương lái lừa đảo, quỵt tiền mua 2,6 tấn thanh long ngay tại vườn, ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận cho biết: “Trong thời gian qua, tình trạng lái buôn lừa người chủ vườn đã diễn ra. Có người báo cáo với nhà nước, cũng có người không tố cáo. Vấn đề này xảy ra thường xuyên từ nhiều năm nay.”

Vậy làm sao để nông dân tránh được tình trạng này? Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đăng Hưng về vấn đề này.

PV: Thưa ông, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xảy ra nhiều vụ việc thương lái lừa đảo, quỵt tiền nông dân khi mua thanh long tại vườn. Nguyên nhân do đâu?

Ông Bùi Đăng Hưng: Nguyên nhân dẫn đến việc này là người lái buôn đã khai thác được lòng tham của nhà vườn. Tâm lý nhà vườn luôn muốn bán hàng được nhiều tiền, có nghĩa là người ta muốn có được lợi nhuận không giới hạn.

Cho nên, những người lái buôn đã nắm bắt được tâm lý này, người ta tìm đến nhà vườn mua thanh long với giá cao nhà vườn đồng ý bán ngay. Lợi dụng được tâm lý nhà vườn nên lái buôn tìm cách lừa đảo, không trả tiền.

Vấn đề thứ hai nữa là trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, họ đi mua với ý tưởng miễn có lời thì họ trả tiền, còn nếu không có lời thì họ "xù" luôn. Cho nên, đây là một thị trường khó khăn, trôi nổi.

PV: Trước tình trạng này, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận có giải pháp gì để bảo vệ người trồng thanh long?

Ông Bùi Đăng Hưng: Vấn đề này tất yếu xảy ra trong cơ chế thị trường, đương nhiên có mặt trái. Nhà nước và Hiệp hội cũng đã biết được điều này sẽ xảy ra trong thị trường trôi nổi như thế này.

Chính vì thế, Hiệp hội triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Nhà nước. Nếu ai sản xuất quy mô lớn theo hình thức trang trại, hợp tác xã thì nên tìm một doanh nghiệp nào đó liên kết lại để bán hàng.

Còn những hộ có vườn nhỏ, hộ kinh tế gia đình nên tập hợp lại thành một tổ hợp tác. Nhà nước cũng đang vận động thành lập tổ hợp tác cùng nhau sản xuất, cùng nhau làm thế nào đó cho mẫu mã chất lượng tốt, rồi liên kết với doanh nghiệp bán hàng, không nên bán trôi nổi, không nên bán nay người này mai người kia.

Trong những năm qua, Nhà nước, các ngành đoàn thể, nhất là Hiệp hội cũng đã nói lên vấn đề này rất nhiều nhưng cũng vẫn còn xảy ra. Nhân dịp này, Hiệp hội cũng muốn tất cả bà con trồng thanh long nên cẩn thận, cũng như các doanh nghiệp chúng ta nên phê bình, chỉ trích ra những thương lái nào, doanh nghiệp nào lợi dụng vào việc mua bán trôi nổi này thì mình có thể đấu tranh với họ, để sa thải họ ra khỏi thị trường chung./.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Mạnh Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Mạnh

Hơn một tháng nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng mạnh, từ 90.000 - 92.000 đồng/kg đã tăng lên 118.000 – 120.000 đồng/kg (100 con), kích cỡ tôm càng lớn giá càng cao. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm thẻ chân trắng tăng gần 20.000 đồng/kg.

18/09/2013
Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Phát Triển Mạnh Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Phát Triển Mạnh

Những tháng đầu năm nay, nông dân huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển mạnh loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, riêng diện tích phát triển mới trong tháng qua hơn 500 ha, nâng tổng số đến nay huyện có 6.140 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến.

18/09/2013
Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn

19/09/2013
Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

19/09/2013
Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

20/09/2013