Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào?

Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào?
Ngày đăng: 05/06/2015

Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 9.1.2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên phải đáp ứng 2 điều kiện (Điều 4): Áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm; có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm. Khi đó sẽ được hỗ trợ như sau (Điều 5):

1. Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ:

- Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn.

- Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).

- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg.

- Ngoài ra còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ… quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các nội dung quy định tại quyết định này.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

02/10/2015
Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.

02/10/2015
Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế

Cây nấm đang đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các xã viên hợp tác xã (HTX) Hoàng Thiện, xã A Ngo (huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế); mở ra hướng làm ăn mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

02/10/2015
Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm

Năm nay, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có hơn 9.000ha lúa trên đất nuôi tôm. Những ngày qua, tận dụng thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện tập trung cải tạo đất để xuống giống vụ lúa theo lịch thời vụ.

02/10/2015
Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng

Ông Đinh Văn Thành (ngụ vồ Thiên Tuế, núi Cấm, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác 13 công đất vườn đồi, vườn rừng theo mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp” trồng xen canh từ 7.500 - 8.000 cây đinh lăng.

02/10/2015