Người Trồng Rau Đối Mặt Với Nhiều Rủi Ro

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.
Sản xuất rau cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với cây lúa. Tuy nhiên, người trồng rau hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng “được mùa rớt giá” và sự cạnh tranh cung cầu do diện tích trồng rau tăng nhanh. Trong ảnh: Hộ trồng rau ở Tân Hải kiểm tra rau trước khi thu hoạch đưa ra thị trường.
Năm 2002, nghề trồng rau phát triển mạnh ở xã Tân Hải (huyện Tân Thành) và tạo nên một vùng chuyên canh rau xanh của BR-VT. Theo thống kê của Hội Nông dân xã Tân Hải hiện có hơn 600 hộ trồng rau và địa phương được quy hoạch tập trung sản xuất rau xanh có diện tích lớn nhất tỉnh với 150ha, chiếm hơn 80% diện tích đất nông nghiệp.
So sánh với canh tác lúa, người trồng rau ở Tân Hải cho rằng sản xuất rau có hiệu quả cao hơn nhiều lần. Tuy nhiên, người trồng rau hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng “được mùa rớt giá”. người trồng rau phần lớn đều trải qua tình trạng rau đến vụ nhưng không có người mua, hoặc mua nhưng với giá rẻ.
“Có nhiều trường hợp phải thuê người nhổ bỏ đế lấy đất xuống giống vụ mới. Việc nhổ bỏ 5ha kinh giới trong tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua ở Tân Hải là một minh chứng”- ông Võ Văn Dưỡng, một nông dân trồng rau tại Tân Hải cho biết.
Theo kinh nghiệm của những người trồng rau, từ đầu tháng 8 âm lịch hàng năm, hầu hết giá các loại rau xanh trên thị trường đều giảm và đến hết tháng 9 thì giá rau mới tăng lên. Nguyên nhân là do thời điểm này rất thuận lợi nên diện tích trồng rau tăng, năng suất cũng tăng cao hơn khoảng 15% so với các thời điểm khác trong năm.
Vì vậy, trong thời điểm này các chủ vườn rau chuyên nghiệp chỉ gieo ít và đa dạng loại rau hoặc xuống giống những loại rau khó canh tác như các loại rau mùi.
Theo ông ông Võ Văn Dưỡng, tháng 8 - tháng 9 vừa qua, phần lớn rau xanh chủ lực của bà con nông dân xã Tân Hải canh tác như cải thìa, mồng tơi, xà lách… chỉ có một số ít tiêu thụ được với giá rất thấp từ 1-2.000 đồng/kg. Đặc biệt là cây rau kinh giới của bà con nông dân tại đây hầu như không tiêu thụ được. Cùng với đó, có nhiều hộ trồng rau thì là, cải ngọt, tía tô cũng phải nhổ bỏ do không tiêu thụ được.
Anh Nguyễn Xuân Thủy, một hộ trồng rau khác ở Tân Hải cho biết thêm, để sản phẩm mình tiêu thụ được và có giá cao thì người trồng rau phải hiểu rõ thế mạnh của mình và trồng những loại rau không “đụng hàng” với mùa rau của Đà Lạt, hay các tỉnh ở miền Tây.
“Khi rau có giá cao thì có nghĩa là người trồng rau đang ở thời điểm phải đối mặt với dịch bệnh, thiên tai làm cho năng suất rau giảm”- anh Trần Văn Định, một hộ trồng rau có thâm niên đã 10 năm tại phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa chia sẻ.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 25 cơ sở sản xuất rau an toàn với diện tích canh tác khoảng 120ha và mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 11 - 12 tấn rau các loại. Tuy nhiên, với những hộ trồng rau an toàn vẫn đang khó khăn trong tiếp cận thị trường và bị cạnh tranh bởi các địa phương khác có lợi thế về rau xanh như Đà Lạt và các tỉnh ở miền Tây.
Không chỉ phải cạnh tranh quyết liệt với các địa phương khác, diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh trong khoảng 3 năm trở lại đây đã khiến cho người trồng rau phải cạnh tranh quyết liệt. Cụ thể, TP. Bà Rịa cũng đã phê duyệt vùng sản xuất rau xanh tập trung với kinh phí 2,3 tỷ đồng với diện tích đến năm 2015 sẽ lên đến 700 ha. Chỉ tính riêng diện tích sản xuất rau má và hẹ tại xã Long Phước đã có gần 33 ha, cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 tấn/năm…
Tính toán kỹ và cân đối các loại rau cho phù hợp để tránh trường hợp cung thừa cầu cục bộ đang là “bài toán” khó cho người trồng rau ở thời điểm này. Vì vậy, tình trạng bà con nông dân phải nhỏ bỏ rau vẫn tiếp tục xảy ra nếu người trồng tính toán sai đầu ra cho sản phẩm của mình.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.