Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
Không có tiền trả nợ
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hai ở xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An buồn so kể lại: “Cuối tháng 6 vừa rồi, vợ chồng tôi cân lúa bán cho thương lái mà nước mắt cứ chảy dài. Vụ hè thu năm nay, nhà tôi trồng 1ha lúa IR50404, năng suất đạt hơn 6 tấn nhưng giá bán khi đó chỉ được có 3.200 đồng/kg lúa tươi. Vị chi bán 6 tấn lúa chưa được 20 triệu đồng, trong khi vay ngân hàng, nợ tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của đại lý là hơn 25 triệu đồng. Vụ trước cũng nợ 4 triệu dù trúng mùa. Thật tình sắp tới tôi chẳng biết có nên trồng lúa nữa không”.
Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cũng bày tỏ sự ngao ngán với nghiệp trồng lúa. Nhà ông “trung thành” với giống lúa IR 50404 cũng đã gần chục năm, nhưng càng trồng ông càng lỗ. “Mấy năm trước còn lời 5 - 7 triệu đồng/vụ, nhưng 3 - 4 vụ gần đây nhà tôi chỉ hòa vốn và lỗ. Vụ đông xuân vừa rồi lỗ gần 1 triệu đồng, vụ hè thu này lỗ hơn 2 triệu đồng. Nhà tới 5 miệng ăn, thiệt là khổ...” - ông than thở.
Hoang mang chuyển đổi
Ông Tư Triều ở xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là một trong những nông dân năng động, 3 năm trước đã bỏ giống lúa IR 50404 để chuyển qua trồng nếp. Mỗi vụ ông trồng có lời từ 20 - 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên hiện ông cũng đang rất lo lắng trước tình hình xuất khẩu khó khăn hiện nay và tình trạng lúa IR 50504 khó tiêu thụ, nhiều người muốn chuyển đổi sang trồng nếp trong vụ sau. “Cả tỉnh đang có khoảng 50.000 - 70.000ha trồng nếp, nếu vụ sau bà con đổ xô trồng nếp, tăng lên 100.000 - 150.000ha thì không biết lúc đó thị trường có tiêu thụ hết không, hay sẽ lại bị dư thừa rồi giá giảm...”- ông Triều nói.
Nông dân Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay: Tỉnh Long An đang khuyến khích nông dân bỏ bớt 1 vụ lúa trồng 1 vụ bắp hay đậu nành, mè. Nhưng nói thật chúng tôi còn hoang mang lắm vì không biết kỹ thuật trồng, và nếu trồng bắp, đậu nành có ai đảm bảo sẽ thu mua cho chúng tôi, hay lúc đó phải bẻ bắp cho bò ăn?” - ông Dũng lo âu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Liên quan đến tình trạng nông dân tự phát đào ao ươm cá tra giống trên đất lúa ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Đã chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh kiên quyết không để phát sinh thêm việc đào ao ươm cá giống trên đất lúa, nhằm giữ diện tích lúa theo qui hoạch.