Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
Không có tiền trả nợ
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hai ở xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An buồn so kể lại: “Cuối tháng 6 vừa rồi, vợ chồng tôi cân lúa bán cho thương lái mà nước mắt cứ chảy dài. Vụ hè thu năm nay, nhà tôi trồng 1ha lúa IR50404, năng suất đạt hơn 6 tấn nhưng giá bán khi đó chỉ được có 3.200 đồng/kg lúa tươi. Vị chi bán 6 tấn lúa chưa được 20 triệu đồng, trong khi vay ngân hàng, nợ tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của đại lý là hơn 25 triệu đồng. Vụ trước cũng nợ 4 triệu dù trúng mùa. Thật tình sắp tới tôi chẳng biết có nên trồng lúa nữa không”.
Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cũng bày tỏ sự ngao ngán với nghiệp trồng lúa. Nhà ông “trung thành” với giống lúa IR 50404 cũng đã gần chục năm, nhưng càng trồng ông càng lỗ. “Mấy năm trước còn lời 5 - 7 triệu đồng/vụ, nhưng 3 - 4 vụ gần đây nhà tôi chỉ hòa vốn và lỗ. Vụ đông xuân vừa rồi lỗ gần 1 triệu đồng, vụ hè thu này lỗ hơn 2 triệu đồng. Nhà tới 5 miệng ăn, thiệt là khổ...” - ông than thở.
Hoang mang chuyển đổi
Ông Tư Triều ở xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là một trong những nông dân năng động, 3 năm trước đã bỏ giống lúa IR 50404 để chuyển qua trồng nếp. Mỗi vụ ông trồng có lời từ 20 - 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên hiện ông cũng đang rất lo lắng trước tình hình xuất khẩu khó khăn hiện nay và tình trạng lúa IR 50504 khó tiêu thụ, nhiều người muốn chuyển đổi sang trồng nếp trong vụ sau. “Cả tỉnh đang có khoảng 50.000 - 70.000ha trồng nếp, nếu vụ sau bà con đổ xô trồng nếp, tăng lên 100.000 - 150.000ha thì không biết lúc đó thị trường có tiêu thụ hết không, hay sẽ lại bị dư thừa rồi giá giảm...”- ông Triều nói.
Nông dân Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay: Tỉnh Long An đang khuyến khích nông dân bỏ bớt 1 vụ lúa trồng 1 vụ bắp hay đậu nành, mè. Nhưng nói thật chúng tôi còn hoang mang lắm vì không biết kỹ thuật trồng, và nếu trồng bắp, đậu nành có ai đảm bảo sẽ thu mua cho chúng tôi, hay lúc đó phải bẻ bắp cho bò ăn?” - ông Dũng lo âu.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).

Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.

Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dúi cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Bơ không phải là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng, nhưng đã góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả đầu tư cho nông dân trên một đơn vị diện tích và nhất là không tốn nhiều diện tích đất, có thể trồng tận dụng đất quanh nhà, trồng xen với cây chè hay cà phê…