Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Keo Tràm Lo Lắng

Người Trồng Keo Tràm Lo Lắng
Ngày đăng: 19/06/2012

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietforest) cho biết, người trồng keo tràm đang rơi vào tình thế bị thiệt thòi và chưa có phương án để giải quyết.

Dự tính khoảng giữa tháng 6, Vietforest sẽ đưa ra những con số thống kê và báo cáo về thực trạng này trình Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị chức năng liên quan để phối hợp giải quyết.

Thời gian gần đây, người trồng rừng ở nhiều địa phương rất lo lắng khi các doanh nghiệp giảm giá nguyên liệu cây keo tràm. Nhiều lâm trường và người dân lúng túng khi đồi cây đã đến tuổi khai thác mà doanh nghiệp thu mua lại đồng loạt giảm giá.

Giá keo tràm đang giảm mạnh nên nhiều người trồng rừng lo lắng.

Theo tính toán, với giá thu mua như hiện nay, các lâm trường và người dân trồng rừng chỉ thu được từ 40 - 50 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, tức là từ 6 - 7 triệu đồng/ha/năm. Trừ đi các chi phí về giống, công chăm sóc, công khai thác, chi phí vận chuyển thì người trồng rừng hầu như không có lãi, không thể hoạt động hiệu quả ngay cả khi được hỗ trợ.

Anh Kim Văn Bình - Trưởng bản Kẻ Can (xã Châu Hạnh, Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết nếu giá keo tiếp tục giảm như hiện nay thì chắc chắn người dân ở bản sẽ phải thay việc trồng rừng bằng cây khác. Ông Hồ Thanh Hùng - Giám đốc Lâm trường Đồng Hợp (Nghệ An) cho biết, các công ty thu mua gỗ đã giảm của người dân khoảng 60.000 đồng/tấn nguyên liệu. Như vậy, người dân là những người bị chịu thiệt đầu tiên.

Ông Nguyễn Duy Thiệu - Chủ tịch xã Cát Vân (Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, gần một tháng nay, giá thu mua keo tại đây cũng đã giảm từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn. Tính ra, với mỗi ha, người dân sẽ giảm thu từ 1,5 - 2 triệu đồng so với trước. Lợi nhuận từ trồng rừng vốn đã không cao, nay giá keo thu mua lại giảm, nhiều hộ trồng rừng đang lo sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư trong suốt 10 năm chăm sóc đồi keo. Cây keo vốn đã từng là loại cây xóa đói giảm nghèo của mảnh đất này thì nay lại có thể chính là nguyên nhân kéo kinh tế địa phương đi xuống.

Nếu kéo dài tình trạng này thì chắc chắn sẽ không thể khuyến khích trồng rừng, và chương trình phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt (với mục tiêu trồng 250.000 ha/năm) sẽ gặp khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân khóc ròng trên đồng khoai Nông dân khóc ròng trên đồng khoai

Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.

29/06/2015
Xuất khẩu hồ tiêu tạo đột phá trong chế biến Xuất khẩu hồ tiêu tạo đột phá trong chế biến

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.

29/06/2015
Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

29/06/2015
Vượt khó sản xuất hè thu Vượt khó sản xuất hè thu

Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.

29/06/2015
Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

29/06/2015