Người Tiêu Dùng Lo Lắng Trước Thông Tin Thịt Lợn Chứa Chất Tạo Nạc

Doanh nghiệp điêu đứng
Mỗi tháng doanh nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh có khả năng cung ứng cho thị trường 1200 con lợn giống và 400 con lợn thịt. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây hoạt động buôn bán của công ty gần như “đóng băng”. Giá thịt lợn hơi hiện chỉ còn 50.000 đồng/kg tức là giảm 7.000 đồng/kg. Và với mức giá này doanh nghiệp chỉ hòa vốn. Nhưng điều đáng lo lắng hơn là hơn 2000 con lợn giống của doanh nghiệp đã đến kì xuất bán nhưng cũng không có khách hàng hỏi mua.
Nếu tình trạng này con tiếp diễn thì doanh nghiệp buộc phải chuyển toàn bộ số lợn giống này sang chuồng nuôi lợn thương phẩm. Điều này sẽ làm xáo trộn hoạt động của công ty.
Ông Nguyễn Văn Đẩu, Giám đốc Doanh nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu chia sẻ: “ Trước Tết thì lợn bán 57, giờ còn 50, mỗi con lợn hơi xuất chuồng là lỗ 700.000, nhưng mà chúng tôi còn bán lợn giống, mấy ngày nay không có người nào hỏi mua. Điều này nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp, trong lúc mà lãi suất vẫn cao như bây giờ thì doanh nghiệp cũng khó khăn”.
Tiểu thương ế ẩm
Mấy hôm nay, sạp hàng thịt lợn của chị Ngô Thị Nguyệt, tiểu thương buôn bán tại chợ Thành Công, Hà Nội, khá vắng khách. Theo chị Nguyệt, sau khi có thông tin xuất hiện thịt lợn có chứa chất tạo nạc Beta Agonist trên thị trường miền Nam, thì khách hàng của chị đã giảm đi một nửa.
Chị Nguyệt cho biết: “Bình thường buổi sáng mình bán được nhiều lắm, nhưng từ sáng đến giờ vẫn chưa có người mua thịt mấy vì khách hàng nghe thông tin đó thì người ta cũng khiếp. Bình thường một ngày sẽ bán được 80 cân thế nhưng giờ giỏi lắm chỉ bán được 40 cân thôi.”
Người tiêu dùng e dè
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh thịt, nguồn thịt lợn trong Nam và ngoài Bắc là hoàn toàn khác nhau. Dù vậy, nhiều người tiêu dùng ở miền Bắc đã bắt đầu nghi ngại với việc mua thịt lợn. Người tiêu dùng cũng đang phải tìm nhiều cách để thích nghi, trong điều kiện thịt lợn vẫn là một món ăn khó có thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình.
Chị Trần Thị Ánh Tuyết ở Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: “Tôi cũng có nghe thông tin là lợn có nhiễm chất siêu nạc gì đấy ăn vào thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Mình nghe cũng rất lo lắng. Nhưng thịt thì vẫn phải có trong bữa ăn, nhưng tôi cũng dặn con cái là mua ít đi, ngày xưa ăn 10 thì giờ ăn 3, 4 thôi.”
Vì lo ngại, nhiều người thì cẩn trọng trong việc mua thịt lợn hơn. Họ thường tìm đến những quầy hàng bán thịt lợn quen thuộc. Trao đổi với phóng viên kênh 3NTV- VTC16, chị Nguyễn Thị Liên, ở Ba Đình, Hà Nội cho biết: “Mình nghe thông tin cũng rất là lo lắng nên mình không mua thịt tại các hàng linh tinh. Mình cứ đến 1 hàng quen là mình an tâm mua hơn thôi.”
Để tránh mua phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thịt mà mình định mua. Bên cạnh đó, những kiến thức, kinh nghiệm nội trợ cũng đang được vận dụng tối đa. Tất nhiên, việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cũng chỉ được thực hiện bằng mắt thường.
“Nói chung là khi mình nhìn miếng thịt mà cái mỡ nó quá mỏng và nó dính liền vơi bì là lợn siêu nạc. Còn chất lượng của thịt thì mình cứ phải sờ tay vào nếu nó dẻo nó mềm thì mình hẵng lấy còn nó cứng thì mình không lấy.”- chị Triệu Thị Lượng, quận Đống Đa, Hà Nội nói.
Thông tin cơ quan chức năng phát hiện ra một số lượng thịt lợn bị nhiễm chất cấm tại các tỉnh phía Nam đã khiến dư luận không khỏi nghi ngại, tuy rằng đại diện cục Chăn nuôi, Bộ NN&PT NT đã khẳng định, số lượng thịt nhiễm chất cấm chỉ xảy ra trên diện hẹp.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục chăn nuôi, Bộ NN và PTNT cho biết:“ Có thể nói là kết quả kiểm tra vừa rồi của các cơ quan chức năng đang dừng lại ở một số mẫu rất nhỏ. Chúng ta cũng chưa thể khẳng định là bao nhiêu phần trăm mẫu thịt trên thị trường nhiễm bệnh. Hiện Bộ đã chỉ đạo Cục thú y, Cục chăn nuôi đi lấy mẫu và sẽ công bố công khai vào cuối tháng này, chúng ta không nên quá lo lắng.”
Có thể nói dù chỉ một bộ phận nhỏ người chăn nuôi thiếu lương tâm khi đưa chất cấm sử dụng vào chăn nuôi, nhưng cũng đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chăn nuôi lẫn tâm lý tiêu dùng của người dân.
Nếu như cơ quan chức năng không khẩn trương kiểm tra, có biện pháp đối với vấn đề này, thì ngành chăn nuôi - vốn liên tiếp đối mặt với dịch bệnh, nay lại càng thêm khó khăn bởi sự e ngại của người tiêu dùng. Tuy vậy, người tiêu dùng cũng không nên nhầm lẫn và đánh đồng thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất.
Có thể bạn quan tâm

Chính sách hỗ trợ ngư dân đã tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ về ngư trường và ngành nghề khai thác thủy sản; tăng số lượng tàu có công suất lớn với các thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển khai thác thủy sản, tăng thu nhập, góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 16/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Ngày 1-12, tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở Công thương, đơn vị tiêu thụ, kinh doanh gà đồi tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... và hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Đến năm 2020, bên cạnh chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển thì chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế. Theo đó, nhiều giải pháp được đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh như hình thành liên kết; chính sách khuyến khích phát triển trong đó có vốn, đào tạo kỹ thuật.

Gà đồi Yên Thế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để từng bước nâng cao công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. UBND huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều giải pháp cam kết đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.