Người Tiêu Dùng Đổ Xô Đi Mua Thực Phẩm Tích Trữ Đề Phòng Bão

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.
Theo khảo sát của phóng viên ngày 18/7 tại một số chợ như chợ Hôm, Đại Từ, Phùng Khoang, Ngã Tư Sở, Hoàng Văn Thái, Kim Liên…, hiện giá cả các loại rau, củ, quả và thực phẩm tươi sống như thịt, cá… vẫn có khá ổn định, chưa có biến động đáng kể, chỉ có một vài loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà giá tăng 1.000-2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, lượng khách tập trung mua tăng gấp 2-3 lần so với những ngày qua.
Cụ thể, rau muống có giá dao động từ 5.000-6.000 đồng/mớ, cải mơ giá 5.000 đồng/mớ, mùng tơi 3.000 đồng/mớ, rau ngót 4.000 đồng/mớ, cà chua 25.000 đồng/kg, lặc lè 15.000 đồng/kg, khoai tây 20.000 đồng/kg, ngọn bầu có giá 7.000 đồng/mớ…
Bên cạnh đó, một số loại thịt giá chỉ nhích nhẹ và duy trì ở mức 80.000-105.000 đồng/kg tùy loại như thịt nạc thăn giá 100.000 đồng/kg, ba chỉ, chân giò 90.000 đồng/kg, thịt vai 80.000 đồng/kg, sườn loại ngon giá 105.000 đồng/kg còn sườn cục giá 80.000 đồng/kg…
Các loại cá cũng chỉ dao động từ 45.000-75.000 đồng/kg như cá chép có giá 75.000 đồng/kg, cá trôi là 55.000 đồng/kg, cá rô phi có giá 45.000 đồng/kg…
Nhìn chung, giá cả các mặt hàng vẫn tương đối ổn định, song lượng khách mua lại tăng gấp 2-3 lần so với những ngày qua do tâm lý của nguời tiêu dùng lo ngại tình trạng giá thực phẩm tăng cao sau cơn bão như nhiều lần trước đây.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (22 Hàng Đào, Hoàn Kiếm) khách mua hàng chia sẻ: “Hà Nội cứ mưa bão là giá thực phẩm, rau xanh tăng chóng mặt, thậm chí giá rau xanh đắt gấp 3-4 lần mà hàng vẫn khan hiếm khó mua. Rút kinh nghiệm, nghe tin sắp có bão tôi phải đi mua về tích ngay phòng mấy ngày tới có để dùng.”
Chung quan điểm, Bà Phạm Như Hằng (Định Công Hạ, Hoàng Mai) "tay xách nách mang" một mớ đồ lỉnh kỉnh đủ các loại thực phẩm cho biết, nghe tin bão sắp sắp đổ bộ là bà cùng hàng xóm xách giỏ ra chợ ngay, vừa mua hàng tích trữ, vừa đỡ phải đi lại trong những ngày mưa gió và còn tiết kiệm đuợc một khoản chi tiêu nhờ giá chưa tăng.
Thừa nhận chuyện dân đang ồ ạt đi mua thực phẩm về dự trữ tránh bão và tránh tăng giá, anh Trần Đức Dũng, tiểu thương chuyên bán rau tại chợ Hoàng Văn Thái cho biết, dân có tâm lý mua hàng về tích trữ, ăn dần đồng thời tránh phải mua hàng giá đắt cắt cổ trong những ngày bão nên hôm nay các loại rau củ quả bán khá chạy.
“Khác với những ngày truớc, khách mua chỉ chọn một vài loại rau dùng trong ngày thì hôm nay ai cũng mua thêm mấy loại rau nên bán rất chạy, mới 10 giờ sáng mà hàng hóa đã bán hết rồi,” anh Dũng hớn hở nói.
Theo lời anh Dũng, vì mọi người mua về tích trữ nên một số loại củ quả để được lâu ngày như bầu, bí, mướp, khoai tây, lặc lè… có lượng hàng bán ra cao gấp 5-6 lần ngày thường.
Bên cạnh đó, hàng thịt cũng tấp nập khách mua, chị Hoàng Thị Ánh, tiểu thương bán thịt vừa thái thịt vừa hớn hở cho hay: “Hôm nay, khách toàn mua hàng cả cân chứ không mua lẻ tẻ như trước nên đang lo ‘cháy hàng’.”
Theo chị Ánh, những hôm trước nắng nóng, lượng tiêu thụ thịt chậm hơn nhưng hôm nay thì khác dù nhập thêm hơn 10 kg thịt nữa nhưng vẫn bán hết sớm.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.

Mức vốn cho vay tối đa là 4,3 tỷ đồng; thời gian cho vay tối đa là 10 năm. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối thiểu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố do UBND thành phố quy định tại thời điểm giải ngân; trong đó, người vay vốn trả lãi suất 3%/năm.

Ông Khổ chia sẻ: “Vươn đến biển khơi không phải lúc nào, nơi nào cũng có nhiều cá, mà phải rong ruổi dài ngày, lênh đênh nhiều nơi. Chi phí xăng dầu chiếm 70% trong mỗi chuyến ra khơi. Trước đây, nhiều chuyến đi biển thu về hàng chục tấn hải sản nhưng lãi chẳng là bao do chi phí xăng dầu quá cao. Đó chưa kể thời điểm giá hải sản hạ thấp phải chấp nhận hòa vốn, có khi thua lỗ”.