Người sáng chế 2 máy sấy độc đáo

Mới nghe tên của hai loại máy sấy của anh Long tôi thấy lạ nên đã đến nhà tận mắt chứng kiến. Anh được đồng nghiệp cho là người có nhiều biệt tài.
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh lần nào anh cũng có sáng kiến tham gia. Mỗi lần dự thi đều "rinh" về ít nhất một giải.
Hội thi gần đây nhất (2014-2015), sáng kiến SX thuốc đông y phòng bệnh cho gia cầm của anh đã đoạt giải Ba. Sáng kiến này thành công nhờ anh phát minh ra 2 máy sấy nói trên.
Trong quá trình làm việc, đụng đến việc gì là anh có sáng kiến ngay. Sử dụng đến lò mùn cưa, anh cho ra lò mùn cưa cải tiến, ấp trứng gà thì có máy ấp cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu Tây Nguyên;
SX men thức ăn chăn nuôi thì sử dụng bằng men Bắc cổ truyền; cần bảo quản thực phẩm thì có tủ bảo quản không dùng hóa chất; phòng bệnh cho gà thì SX thuốc đông y…
Giữa sân sau nhà anh là một tủ kính hình hộp có kích thước 50 x 50 x 70 cm, cửa mở bằng kính.
Toàn bộ hộp trong suốt, phía trên có lỗ thông hơi được lợp nón tôn che mưa. Phía đáy gắn khay sắt đặt một đĩa cao do anh nấu các thảo dược dùng SX thuôc đông y. Phía trên đĩa cao có treo một chiếc quạt mi ni đang chạy vù vù thổi trực tiếp vào đĩa.
Nhìn tôi ngắm nghía chiếc máy, anh Long lại gần hồ hởi giải thích: "Đây là chiếc máy có tên “Máy sấy hiệu ứng nhà kính” do tôi chế tạo.
Sử dụng nguyên lý ánh sáng mặt trời xuyên qua buồng kính, nhiệt độ sẽ được giữ lại phần lớn bên trong lồng kính, đốt nóng tiểu khí hậu bên trong cao hơn nhiều lần nhiệt độ bên ngoài môi trường do ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
"Có được thành công như ngày hôm nay, tôi mày mò nghiên cứu, lắp đặt nhiều lần. Nhất là bố trí các quạt sao cho phù hợp vừa tạo đủ lực ma sát vừa đỡ tốn kém…
Mới đầu tôi đi mua máy sấy ngoài thị trường về sử dụng không thành công bởi vì máy đó nhiệt độ cao làm khô bề mặt cao, phía trong còn dẻo nên không thể nghiền thành bột.
Từ thất bại đó mới cho ra hai máy sấy của riêng mình dùng sấy nguyên liệu rất hiệu quả và ít tốn kém", anh Long chia sẻ.
Bằng cách đóng hộp như máy hiện đang sử dụng mà bạn thấy đấy. Phía trong có gắn chiếc quạt mini 220v. Quạt giúp tạo sự thông thoáng, đảo đều không khí trong máy.
Để máy ở nơi quang đãng, nhiều ánh nắng mặt trời, nhiệt độ sẽ được nâng lên 50 độ C.
Đây là nhiệt độ phù hợp giúp bay hơi nước trong nguyên liệu, đồng thời không làm biến chất thảo mộc.
Khi sấy một mẻ thuốc tôi cho máy chạy suốt ngày đêm, chạy nhiều ngày cho đến lúc nguyên liệu khô tuyệt đối.
Miếng cao sẽ có dạng tinh thể cứng, giòn, óng ánh như than đá rồi đem nghiên bột dễ dàng tạo thành thuốc hòa tan tiện dụng".
Tiếp đến gian nhà phía sau là khu phục vụ chăn nuôi, anh để chiếc “Máy sấy ma sát khí”. Máy có hình trụ đứng làm bằng nhôm dày, đường kính khoảng 50 cm, chiều cao 50 cm.
Phía trên và dưới có gắn hai hình nón cụt ngược chiều nhau. Kích thước hình nón cụt phía trên, cao 50 cm, phía dưới cao 30 cm. 2 đầu có hai lỗ thông hơi, đường kính 10 cm.
Toàn bộ máy đặt trên thùng đựng sơn có đục nhiều lỗ thông hơi.
Phía ngoài máy có dây điện để lắp đạt 7 chiếc quạt mini 220v. Phía giữa khối hình trụ lắp đặt hai tầng quạt, mỗi tầng 3 cái quay cùng chiều và 1 quạt đặt phía giáp hình chóp trên.
Gần cuối khối trụ gắn khay, trên khay đựng 1 đĩa bột hòa tan do công đoạn trên chế biến.
Anh Long giải thích, khi đóng mạch điện, các quạt mini quay khoảng 15 phút, không khí ma sát vòng tròn với vỏ máy, nhiệt độ trong máy tăng dần, đạt mức cao nhất khoảng 45 - 50 độ C.
Quạt phía trên hút gió đẩy ra ngoài. Độ ẩm đều được khử, đảm bảo điều kiện đóng gói bột vào túi PE.
Máy này dùng khử ẩm tối đa một cách nhanh chóng bột trước khi đóng gói mà vẫn không gây biến đổi chất của thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.