Người Nuôi Tôm Thái Lan Lạc Quan Về Vụ Tôm Mới

Do thời tiết ở Thái Lan đang ấm dần lên, nên người nuôi tôm ở miền Nam nước này đã bắt đầu thả nuôi lại với hy vọng vụ mùa năm nay sẽ kả quan hơn.
Jim Gulkin của công ty Siam Canada Foods cho biết các khu vực ở Thái Lan cũng đã và sẽ bắt đầu thả nuôi tôm trở lại.
Theo Gulkin, "hiện nay, người nuôi tôm Thái Lan rất lạc quan vụ mùa mới sẽ thành công. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến sẽ cải thiện vào cuối tháng 4, bắt đầu từ tôm cỡ nhỏ, tiếp theo là tôm cỡ lớn hơn cho đến khi đạt được sản lượng cao nhất trong tháng 6 và 7”.
Người nuôi tôm có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng của ngành tôm. Mặc dù chưa có giải pháp để xóa bỏ dịch bệnh, nhưng người nuôi tôm đã thu thập được một số giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.
Đó là bộ dụng cụ chẩn đoán EMS mới của tiến sỹ Donald Lightner. Gulkin cho biết, bộ chẩn đoán này giúp phát hiện vi khuẩn EMS trong tôm giống, thức ăn và cặn trước khi thả nuôi xuống, từ đó, làm giảm đáng kể nguy cơ mất mùa do EMS."
Ngoài ra, phòng thí nghiệm của Lightner tại Đại học Arizona cũng cho biết công nghệ xử lý nước của Silver Bullet System (SBS) đã có kết quả thứ nghiệm thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus gây ra EMS.
Tuy nhiên, sự hiệu quả của hệ thống còn phụ thuộc nhiều vào việc người nuôi áp dụng nó như thế nào.
Hiện nay, sản lượng tôm của Thái Lan thấp do mật độ thả nuôi thấp. Tuy nhiên, Gulkin cho biết, người nuôi tôm nước này thả giống trên hầu hết các ao nuôi để bù đắp mật độ thả nuôi thấp.
Gulkin dự đoán, sản lượng tôm của Thái Lan có thể đạt mức cao nhất trong tháng 6-7 hoặc chậm hơn là tháng 8 hoặc tháng 9. Ông cho rằng: "Chúng ta chưa thể thoát khỏi khó khăn, nhưng ánh sáng ở cuối đường hầm bắt đầu le lói".
Theo Undercurrent, ngành tôm Thái Lan đã nhận thức rõ hơn về việc cần lưu ý đến sản phẩm từ nước ngoài và hiện đang nhập khẩu từ châu Âu và Nam Mỹ để kinh doanh trong nước và chế biến sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.

Với giá trị kinh tế cao, hiện chưa có dấu hiệu dịch bệnh, sá sùng đang được xem là đối tượng nuôi mới, phù hợp ở vùng ven biển Khánh Hòa.

Khoảng vài năm trở lại đây, người dân ở đây đầu tư nuôi bò, có hộ vài con, có hộ lên tới hàng chục con.

Trong khi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đang mở rộng chuỗi sản xuất bằng cách mở rộng sang lĩnh vực nuôi trồng với nhiều lợi thế từ vốn, kỹ thuật, số nông hộ nuôi cá tra đang ngày trở nên yếu thế, hoặc bỏ nghề hoặc làm thuê cho doanh nghiệp.

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...