Người Nuôi Tôm Thái Lan Lạc Quan Về Vụ Tôm Mới

Do thời tiết ở Thái Lan đang ấm dần lên, nên người nuôi tôm ở miền Nam nước này đã bắt đầu thả nuôi lại với hy vọng vụ mùa năm nay sẽ kả quan hơn.
Jim Gulkin của công ty Siam Canada Foods cho biết các khu vực ở Thái Lan cũng đã và sẽ bắt đầu thả nuôi tôm trở lại.
Theo Gulkin, "hiện nay, người nuôi tôm Thái Lan rất lạc quan vụ mùa mới sẽ thành công. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến sẽ cải thiện vào cuối tháng 4, bắt đầu từ tôm cỡ nhỏ, tiếp theo là tôm cỡ lớn hơn cho đến khi đạt được sản lượng cao nhất trong tháng 6 và 7”.
Người nuôi tôm có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng của ngành tôm. Mặc dù chưa có giải pháp để xóa bỏ dịch bệnh, nhưng người nuôi tôm đã thu thập được một số giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.
Đó là bộ dụng cụ chẩn đoán EMS mới của tiến sỹ Donald Lightner. Gulkin cho biết, bộ chẩn đoán này giúp phát hiện vi khuẩn EMS trong tôm giống, thức ăn và cặn trước khi thả nuôi xuống, từ đó, làm giảm đáng kể nguy cơ mất mùa do EMS."
Ngoài ra, phòng thí nghiệm của Lightner tại Đại học Arizona cũng cho biết công nghệ xử lý nước của Silver Bullet System (SBS) đã có kết quả thứ nghiệm thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus gây ra EMS.
Tuy nhiên, sự hiệu quả của hệ thống còn phụ thuộc nhiều vào việc người nuôi áp dụng nó như thế nào.
Hiện nay, sản lượng tôm của Thái Lan thấp do mật độ thả nuôi thấp. Tuy nhiên, Gulkin cho biết, người nuôi tôm nước này thả giống trên hầu hết các ao nuôi để bù đắp mật độ thả nuôi thấp.
Gulkin dự đoán, sản lượng tôm của Thái Lan có thể đạt mức cao nhất trong tháng 6-7 hoặc chậm hơn là tháng 8 hoặc tháng 9. Ông cho rằng: "Chúng ta chưa thể thoát khỏi khó khăn, nhưng ánh sáng ở cuối đường hầm bắt đầu le lói".
Theo Undercurrent, ngành tôm Thái Lan đã nhận thức rõ hơn về việc cần lưu ý đến sản phẩm từ nước ngoài và hiện đang nhập khẩu từ châu Âu và Nam Mỹ để kinh doanh trong nước và chế biến sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Giảm công lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập, tiêu thụ dễ dàng là những ưu điểm của phương thức sản xuất muối trải bạt được diêm dân trong tỉnh ứng dụng gần đây.

Không chỉ sản phẩm từ các thương hiệu lớn của Nhật và các nước châu Âu vốn đã khẳng định vị thế, mà các tên tuổi đến từ các nước ASEAN cũng đang “đổ bộ” mạnh mẽ vào thị trường Việt.

Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ưu tiên chọn ba giống lúa gồm Jasmine, lúa thơm và nếp đặc sản để xây dựng thương hiệu.

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn ra tràn lan do các biện pháp chế tài chưa đủ nghiêm, thậm chí ít nhiều còn dung dưỡng cho các hành vi phạm pháp, theo thông tin từ một cuộc gặp gỡ báo chí ở Đồng Nai ngày 22-10.

Sắp tới trên địa bàn TPHCM sẽ xuất hiện một thương hiệu sữa mới là Sữa tươi Củ Chi của Hợp tác xã sản xuất – chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, Củ Chi, TPHCM.