Người Nuôi Tôm Thái Lan Lạc Quan Về Vụ Tôm Mới

Do thời tiết ở Thái Lan đang ấm dần lên, nên người nuôi tôm ở miền Nam nước này đã bắt đầu thả nuôi lại với hy vọng vụ mùa năm nay sẽ kả quan hơn.
Jim Gulkin của công ty Siam Canada Foods cho biết các khu vực ở Thái Lan cũng đã và sẽ bắt đầu thả nuôi tôm trở lại.
Theo Gulkin, "hiện nay, người nuôi tôm Thái Lan rất lạc quan vụ mùa mới sẽ thành công. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến sẽ cải thiện vào cuối tháng 4, bắt đầu từ tôm cỡ nhỏ, tiếp theo là tôm cỡ lớn hơn cho đến khi đạt được sản lượng cao nhất trong tháng 6 và 7”.
Người nuôi tôm có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng của ngành tôm. Mặc dù chưa có giải pháp để xóa bỏ dịch bệnh, nhưng người nuôi tôm đã thu thập được một số giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.
Đó là bộ dụng cụ chẩn đoán EMS mới của tiến sỹ Donald Lightner. Gulkin cho biết, bộ chẩn đoán này giúp phát hiện vi khuẩn EMS trong tôm giống, thức ăn và cặn trước khi thả nuôi xuống, từ đó, làm giảm đáng kể nguy cơ mất mùa do EMS."
Ngoài ra, phòng thí nghiệm của Lightner tại Đại học Arizona cũng cho biết công nghệ xử lý nước của Silver Bullet System (SBS) đã có kết quả thứ nghiệm thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus gây ra EMS.
Tuy nhiên, sự hiệu quả của hệ thống còn phụ thuộc nhiều vào việc người nuôi áp dụng nó như thế nào.
Hiện nay, sản lượng tôm của Thái Lan thấp do mật độ thả nuôi thấp. Tuy nhiên, Gulkin cho biết, người nuôi tôm nước này thả giống trên hầu hết các ao nuôi để bù đắp mật độ thả nuôi thấp.
Gulkin dự đoán, sản lượng tôm của Thái Lan có thể đạt mức cao nhất trong tháng 6-7 hoặc chậm hơn là tháng 8 hoặc tháng 9. Ông cho rằng: "Chúng ta chưa thể thoát khỏi khó khăn, nhưng ánh sáng ở cuối đường hầm bắt đầu le lói".
Theo Undercurrent, ngành tôm Thái Lan đã nhận thức rõ hơn về việc cần lưu ý đến sản phẩm từ nước ngoài và hiện đang nhập khẩu từ châu Âu và Nam Mỹ để kinh doanh trong nước và chế biến sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.