Người Nuôi Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Tân Phú Đông Đang Gặp Khó Ở Tiền Giang

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Tại ao nuôi của anh Nguyễn Văn Hòa, vụ tôm năm nay anh thả nuôi trên diện tích 1,2 ha tôm sú đang được 35 ngày tuổi, hiện tại 1,2 ha tôm của anh bị nhiễm bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy gần như hoàn toàn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi tôm sú thì chưa khi nào người nuôi tôm lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như 2 năm gần đây. Anh cho biết: "Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp không chỉ vậy mà dịch bệnh lại có chiều hướng gia tăng cộng thêm giá thức ăn tăng nên vụ nuôi tôm năm nay gặp rất nhiều khó khăn".
Còn tại hộ nuôi của ông Bùi Văn Tồn, vụ tôm năm nay ông thả 2 ao gần 50.000 con giống, hiện tại tôm ông được khoảng 30 ngày tuổi. Với chi phí đầu tư từ con giống, thức ăn, công chăm sóc... gần 60 triệu đồng, coi như mất trắng. Do trời nắng nóng oi bức trong những ngày qua, nguồn nước bị nhiễm bệnh từ các hộ xung quanh nên toàn bộ tôm nuôi của ông bị nhiễm khuẩn E-coli đường ruột rồi chuyển sang bị nhiễm đốm trắng và chết hàng loạt.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, nguyên nhân dẫn đến diện tích tôm chết hàng loạt tại các hộ nuôi không chỉ do thời tiết diễn biến phức tạp như nắng nóng, độ PH cao, độ mặn không thích hợp mà còn do chất lượng tôm giống không đảm bảo và môi trường nước không đạt nên tôm dễ bị nhiễm bệnh và dẫn đến chết như hiện nay. Để giảm thiểu những thiệt hại trên diện tích các ao tôm còn lại cũng như khuyến khích bà con tái sản xuất lại diện tích nuôi tôm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã có những khuyến cáo thiết thực đối với các hộ nuôi tôm.
Bà Lê Thị hằng- Phó phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông cho biết: "Trước tình hình dịch bệnh trên tôm thì huyện đã tăng cường nhiều biện pháp thiết thực nhằm giúp bà con khắc phục, đồng thời thường xuyên tuyên truyền cấp phát thuốc cho những hộ có diện tích tôm chết nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại. Đồng thời khuyến cáo bà con tái sản xuất lại diện tích ao tôm, nhằm đảm bảo sản lượng thủy sản của tỉnh trong năm 2013".
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã thả nuôi trên diện tích 2.578 ha với gần 788 triệu con tôm giống, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, trong đó huyện Tân Phú Đông có diện tích nuôi lớn nhất tỉnh, gần 2.200 ha với hơn 600 triệu con giống. Chính vì vậy, việc tôm chết trong những ngày qua không chỉ gây thiệt hại đối với bà con nuôi tôm mà còn ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản chung của tỉnh trong năm 2013 này. Chính vì vậy, các ngành chức năng cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực và kịp thời nhằm giúp cho các hộ nuôi tôm yên tâm với nghề.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá hành tím được bán từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn ngày thường nhiều lần. Cũng theo bà Quýt, mặc dù tết này nông dân trồng hành bị mất mùa nhưng đa số đều đã được hướng dẫn trồng lại mới kịp thời. “Hành mới trồng phát triển rất tốt, dịp sau tết người dân thu hoạch sẽ có lời” - bà Quýt nói.

Bộ NN-PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô); Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô); Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô); Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô); Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.

Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.