Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Hiện tôm hùm loại 1 trên thị trường được thu mua với giá dao động từ 1,35 triệu - 1,4 triệu đồng/kg. Trong khi đó, vào thời điểm này năm ngoái, tôm hùm xuất khẩu có giá 1,8 triệu - 1,9/kg.
Ông Nguyễn Ngọc Huy, một chủ lồng tôm hùm tại đảo Bình Ba (TP. Cam Ranh) cho biết chưa năm nào tôm hùm “rớt” giá như năm nay. Thông thường, tôm chỉ giảm giá đột ngột ngay đầu vụ xuất bán, nhưng về sau tôm tăng giá.
Những năm trước, người nuôi tiên lượng được “quy luật” tăng giá này nên cầm cố nuôi tôm đến cuối vụ, chờ giá cao mới xuất bán. Thế nhưng, với giá như hiện nay, nếu xuất bán thì mỗi kg tôm, người nuôi thua lỗ khoảng 500.000 đồng; nếu tính cả chi phí nuôi trong những tháng chờ giá lên thì người nuôi lỗ nặng.
Qua tìm hiểu, nguyên nhân tôm giảm giá là do phía các nhà thu mua phía Trung Quốc giảm giá mua. Tuy nhiên, tôm giảm giá ngay giữa cuối vụ là điều chưa từng xảy ra. Theo các chuyên gia, tôm hùm chủ yếu nuôi ở Phú Yên và Khánh Hòa. Hàng năm có đến gần 90% lượng tôm xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nếu xuất theo con đường này sẽ không đảm bảo được giá ổn định và dễ dàng bị thương lái ở thị trường tiêu thụ thao túng giá.
Điều này đã và đang xảy ra nhưng chưa có biện pháp nào khắc phục. Hiện Khánh Hòa khuyến cáo doanh nghiệp nên xuất tôm bằng chính ngạch, để ổn định giá cả.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.