Người Nuôi Thủy Sản Chờ Tín Hiệu Tích Cực Từ Thị Trường

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến hết quý I/2014, diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố là 2.087 ha (trong đó diện tích thả nuôi năm 2013 sẽ thu hoạch năm 2014 là hơn 1.000 ha), đạt trên 16% kế hoạch, bằng 78,43% so cùng kỳ.
Hiện thành phố đã thu hoạch 265 ha, với sản lượng 19.947 tấn, đạt gần 11% kế hoạch, bằng 92,43% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi cá tra là 584 ha, đạt hơn 68,7% kế hoạch; diện tích thu hoạch là 87 ha, sản lượng đạt 17.220 tấn.
Ngành nông nghiệp thành phố đánh giá, diện tích xuống giống thủy sản trong quý I/2014 trên địa bàn thành phố đều giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá cả đầu ra không ổn định, tình trạng thua lỗ kéo dài, nhiều hộ nuôi thiếu vốn để tái đầu tư hoặc tạm ngừng sản xuất để chờ thị trường có dấu hiệu tích cực trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Trong cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), GS Võ Tòng Xuân dự báo, gạo Việt sẽ phải đối diện với viễn cảnh “màu xám”.

Việt Nam có thâm niên xuất khẩu gạo suốt 26 năm, còn Campuchia chỉ bắt đầu xuất khẩu từ năm 2008. Nhưng 3 năm trở lại đây, gạo Campuchia đã trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với gạo Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết đã tính đến ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước.