Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng

Hơn một năm nay, giá rắn hổ hèo sụt giảm mạnh từ 1 triệu đồng/kg xuống còn 250 ngàn đồng/kg.
Chúng tôi về làng nuôi rắn hổ hèo ở xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn (An Giang) để tìm hiểu chương trình hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thông qua việc nuôi rắn hổ hèo.
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.
Khi đến nhà anh Dương Hoài Nhã, đúng lúc vợ chồng anh đang chăm sóc đàn rắn, anh rầu rĩ: “Gia đình tôi là một trong những hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn nuôi rắn.
Hơn 2 năm nay, cả gia đình bỏ công chăm sóc, hy vọng cải thiện cuộc sống, nào ngờ niềm vui giá rắn ở mức cao chưa được bao lâu lại gặp cảnh rớt giá, dội chợ như thế này”.
Được biết, năm 2012, vợ chồng anh Nhã được hỗ trợ 4 triệu đồng để đóng chuồng nuôi rắn. Do đàn rắn nuôi ban đầu không nhiều nên sau một năm chỉ bán được 50 con rắn giống (mới nở) với giá 200.000đ/con, 50 quả trứng với giá 100.000đ/trứng.
Đàn rắn phát triển tốt nên anh Nhã quyết định tăng đàn với hy vọng năm sau thắng lợi. Tuy nhiên, gần một năm nay đàn rắn của anh vẫn nằm yên trong chuồng.
Anh Nhã buồn bã: “Rắn hổ hèo là loài vật dễ nuôi nhưng hiện tại giá rớt thê thảm mà các hộ muốn bán cắt lỗ cũng khó. Trước đây, rắn thương phẩm loại 3 – 5kg/con, bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg, nay giảm xuống còn 400.000đ/kg, còn rắn giống từ 200.000đ/con xuống còn 50.000đ/con; trứng 100.000đ rớt xuống còn 15.000 – 20.000đ/trứng. Với giá này người nuôi lâm cảnh nợ nần là điều khó tránh khỏi”.
Cũng theo anh Nhã, để rắn đạt trọng lượng trên 3kg, các hộ nuôi phải chăm sóc từ 2,5 – 3 năm. Rắn càng lớn lượng thức ăn càng nhiều nên không bán được chi phí sẽ tăng lên. Đối với loại rắn loại này (3 – 5 kg/con), bán với giá 700.000đ/kg trở lên người nuôi mới có lãi.
Gần cả năm nay, đàn rắn hơn 150 con (rắn thương phẩm, rắn giống) vẫn không bán được con nào, kể cả trứng. Đến nay 4 triệu đồng tiền vay mượn phục vụ chăn nuôi rắn của gia đình anh vẫn chưa trả được.
Cách đó không xa, có chung nỗi buồn với anh Nhã là ông Trần Văn Hoàng cùng ấp Tây Bình nuôi 240 con rắn, cho biết: “Tôi làm nghề nuôi rắn hơn 3 năm nay, chưa thấy khi nào giá giảm mạnh như bây giờ, lại không có người mua.
Trong khi đó, hằng ngày vẫn phải tốn tiền mua ếch, nhái cho rắn ăn...”. Theo ông Hoàng, trước đây ấp này có 5 hộ dân được hỗ trợ vốn nuôi rắn và một số ít hộ nuôi tự phát, nhưng hiện tại chỉ còn lại 3 hộ, do rắn sụt giảm mạnh mà lại không có đầu ra. May mắn hộ nào bán được cũng không đủ chi phí.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thành Trung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thoại Giang, cho biết: “Mấy năm trước, khi giá rắn đứng ở mức cao, 30 hộ dân trên địa bàn toàn xã thuộc diện nghèo được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ 4 triệu đồng/hộ không tính lãi, với thời gian tối đa 3 năm để xây dựng chuồng nuôi rắn hổ hèo. Nhưng hiện tại mô hình ngưng triển khai, do các hộ nuôi gặp khó về đầu ra cũng như giá bán đứng ở mức thấp”.
Có thể bạn quan tâm

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.

Những ngày qua, nhiều người sống quanh đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) đổ xô vào cầu Đà Nông thuộc thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa) để bắt hàu. Sở dĩ có chuyện nghịch lý này là vì tôm nuôi chết hàng loạt; còn cá, cua, hàu sống tự nhiên trong đầm hiện cũng không còn nhiều.

Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Nghệ An) vừa nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường sản phẩm gạo thảo dược Vĩnh Hòa (gạo tím), được lai tạo và phát triển bằng giống lúa VH1 – giống lúa cho ra hạt gạo có giá trị dinh dưỡng cao, đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia kiểm nghiệm.