Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nuôi gà đang lỗ 4.000- 5.000đồng/kg

Người nuôi gà đang lỗ 4.000- 5.000đồng/kg
Ngày đăng: 29/07/2015

Cụ thể giá cánh gà Brazil và Argentina lần lượt là 1,9 USD/kg và 2,1 USD/kg, trong khi cánh gà Mỹ có giá chỉ 1 USD/kg (22.000 đồng). Với mặt hàng đùi gà, giá cao nhất là gà nhập từ Lithuania 2,1 USD/kg, tiếp đến là Brazil 1,5 USD/kg, trong khi giá đùi gà Mỹ là 0,9 USD/kg (20.000 đồng).

Thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam có giá ngày một rẻ hơn và rẻ nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam. Theo khảo sát của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam: Giá đùi gà nhập từ Mỹ là 19.000 đồng/kg, má đùi 17.500 đồng/kg, cánh gà 55.000 đồng/kg và gà nguyên con (không đầu, cánh, chân) 35.000 đồng/kg… Mức giá bán này đang rẻ hơn giá gà tươi trong nước 30 - 50%, và rẻ nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam.

Cũng theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp trong nước dao động 21.000-22.000 đồng/kg, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá thành thấp như này, ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong nước ngày một khó khăn hơn. So với giá thành sản xuất, người chăn nuôi gà đang bán lỗ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho hay: “Giá thịt gà Mỹ nhập khẩu rẻ là do giá chăn nuôi của họ giảm vì hầu hết nguồn nguyên liệu chăn nuôi như bắp, đậu nành đều giảm rất mạnh. Các chuyên gia cảnh báo, nếu ngành chăn nuôi không giảm được giá thành sản xuất xuống bằng hoặc thấp hơn các nước thì thị trường thực phẩm thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh.

“Nếu Nhà nước không có biện pháp hạn chế gà nhập khẩu với giá quá rẻ như thời gian qua, nguy cơ ngành chăn nuôi sẽ mất thị trường nội địa là rất cao” - ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cảnh báo.


Có thể bạn quan tâm

Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

25/05/2015
Đau đáu với nỗi lo con nghêu Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

25/05/2015
Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng

Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

25/05/2015
Nỗi buồn rong mơ Nỗi buồn rong mơ

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

25/05/2015