Người Nuôi Cá Tra Điêu Đứng Đổi Mới Để Sống Còn

Nếu tiếp tục cung cách làm ăn tự phá giá lẫn nhau, nguy cơ con cá tra chết chìm sẽ không còn xa nữa.
Tự ta hại mình
Mười năm qua, cá tra đã phát triển, xuất khẩu (XK) đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị XK tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Mặt khác, dù chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng nuôi cá tra lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL.
Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ
Năm 1997 - 1998, giá cá tra XK bình quân 4,93 USD/kg. Sau hơn 12 năm, các doanh nghiệp (DN) VN chào bán cá tra Mỹ tại Mỹ chỉ từ 1,8 - 2,5 USD/kg. Trong khi đó, giá thức ăn, nhân công, thuốc thú y... ngày càng tăng.
Lượng cá tra sang Mỹ tăng đột biến như trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá cá tra XK sang Mỹ vừa tăng lên một chút lại nhanh chóng giảm mạnh xuống. Sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ VN cao gấp 25 - 45 lần so với trước, chỉ còn 9 DN có khả năng tiếp tục XK, nhưng lượng cá tra bán vào thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: “Trước đây, mỗi tháng trung bình có 8 triệu tấn cá tra từ VN sang Mỹ. Nhưng chỉ trong tháng 6 vừa rồi, con số đó nhảy vọt lên tới 13 triệu tấn”.
Doanh nghiệp cần đoàn kết lại
Trước tình hình đó, VASEP và 9 DN có mức thuế XK cá tra sang Mỹ thấp đã cùng ngồi lại với nhau. 9 DN này đã thống nhất và cùng ký một thỏa thuận dân sự với nội dung chính là ngay từ tháng 7 sẽ cắt giảm mạnh lượng cá tra đưa sang Mỹ. Theo đó, từ mức 13 triệu tấn trong tháng 6, sẽ giảm xuống còn 5,5 ngàn tấn/tháng, tức là thấp hơn cả mức bình quân 8 ngàn tấn/tháng trước đây.
VASEP là tổ chức chứng nhận thỏa thuận dân sự của 9 DN này và thông báo cho hải quan. Căn cứ vào thỏa thuận trên, ngay từ đầu tháng, hải quan sẽ thống kê lượng cá tra XK sang Mỹ của từng DN và tiến hành trừ lùi.
Khi nào DN đó đã xuất đủ lượng được phân chia theo cam kết, hải quan sẽ thông báo cho VASEP và 9 DN. Động thái này là nhằm để cho các DN tự giác thực hiện đúng cam kết về lượng cá tra XK hằng tháng sang Mỹ, không cố tình xuất nhiều hơn mức đã thống nhất với nhau.
Với thị trường EU, VASEP đang bắt đầu tiếp cận một hướng đi khác cho con cá tra. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, thay vì để các DN mạnh ai nấy XK cá tra vào EU như hiện nay, VASEP đang nghiên cứu một phương án tập hợp nhiều DN XK cá tra lại với nhau, cùng thành lập một công ty chuyên đảm nhận việc XK cá tra sang EU cho tất cả các DN này...
Ông Dũng phân tích, trước hết, các DN sẽ giảm được nhiều chi phí, giảm được nhiều khâu trung gian. Bởi trước đây, mỗi DN tự xuất, do lượng hàng không nhiều nên chi phí vận chuyển cao. Nếu theo phương án này, khi sản phẩm cá tra của các DN đều được tập trung về một công ty, qua đó sẽ tạo ra một lượng hàng hóa lớn.
Khi ấy, công ty đó có thể thuê hẳn một tàu lớn chở thẳng hàng XK nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Việc bán cá tra qua sàn đấu giá điện tử ở cảng Zeebrugge (Bỉ) cũng sẽ loại bỏ được nhiều khâu trung gian khi được mua trực tiếp bởi các hệ thống siêu thị, các nhà bán lẻ.
Cách làm này còn loại bỏ tình trạng mất giá cá tra ở thị trường EU do các DN tự chào, tự bán, tự phá giá nhau như lâu nay... Theo ông Dũng, điều quan trọng nhất là các DN cá tra có nhận ra lợi ích lớn cho cả ngành hàng của cách bán hàng rất mới này và cùng thống nhất tham gia hay không?
Có thể bạn quan tâm

Trong trường hợp, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ NN&PTNN quyết định.

Cụ thể như cà chua 10.000 đồng/kg, bầu bí 8.000-10.000đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000đồng/kg. Các tiểu thương cho biết hiện nay khoai tây Đà Lạt đang có là trồng trái mùa, lượng hàng không có nhiều như trong mùa nên trên thị trường phần lớn là khoai tây Trung Quốc, giá khoảng 20.000 đồng/kg. Đặc biệt hành tây ở thị trường hiện nay là Trung Quốc giá 18.000-20.000đồng/kg, vì hàng Đà Lạt đã hết mùa.

Xuất khẩu (XK) hàng nông sản qua các cửa khẩu ở Lào Cai hiện đang gặp không ít khó khăn mặc dù các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp (DN) hoạt động.

Dẫn nguồn từ số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục hải quan, Thời báo Ngân hàng cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh trong kỳ 2 tháng 8 (từ 16/8 – 31/8) so với kỳ 1 (từ 1 – 15/8), đạt gần 6,98 tỷ USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm lên hơn 97,23 tỷ USD.

Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), trong phiên đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo của NFA ngày 15/9, Thái Lan đã đưa ra mức giá thấp nhất để chào bán 300.000 tấn gạo với giá 475 USD/tấn, trong khi Việt Nam chào bán 400.000 tấn gạo với mức giá cao hơn là 479 USD/tấn.