Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Cá Tra Điêu Đứng Đổi Mới Để Sống Còn

Người Nuôi Cá Tra Điêu Đứng Đổi Mới Để Sống Còn
Ngày đăng: 02/08/2013

Nếu tiếp tục cung cách làm ăn tự phá giá lẫn nhau, nguy cơ con cá tra chết chìm sẽ không còn xa nữa.

Tự ta hại mình

Mười năm qua, cá tra đã phát triển, xuất khẩu (XK) đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị XK tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Mặt khác, dù chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng nuôi cá tra lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL.

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ

Năm 1997 - 1998, giá cá tra XK bình quân 4,93 USD/kg. Sau hơn 12 năm, các doanh nghiệp (DN) VN chào bán cá tra Mỹ tại Mỹ chỉ từ 1,8 - 2,5 USD/kg. Trong khi đó, giá thức ăn, nhân công, thuốc thú y... ngày càng tăng.

Lượng cá tra sang Mỹ tăng đột biến như trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá cá tra XK sang Mỹ vừa tăng lên một chút lại nhanh chóng giảm mạnh xuống. Sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ VN cao gấp 25 - 45 lần so với trước, chỉ còn 9 DN có khả năng tiếp tục XK, nhưng lượng cá tra bán vào thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: “Trước đây, mỗi tháng trung bình có 8 triệu tấn cá tra từ VN sang Mỹ. Nhưng chỉ trong tháng 6 vừa rồi, con số đó nhảy vọt lên tới 13 triệu tấn”.

Doanh nghiệp cần đoàn kết lại

Trước tình hình đó, VASEP và 9 DN có mức thuế XK cá tra sang Mỹ thấp đã cùng ngồi lại với nhau. 9 DN này đã thống nhất và cùng ký một thỏa thuận dân sự với nội dung chính là ngay từ tháng 7 sẽ cắt giảm mạnh lượng cá tra đưa sang Mỹ. Theo đó, từ mức 13 triệu tấn trong tháng 6, sẽ giảm xuống còn 5,5 ngàn tấn/tháng, tức là thấp hơn cả mức bình quân 8 ngàn tấn/tháng trước đây.

VASEP là tổ chức chứng nhận thỏa thuận dân sự của 9 DN này và thông báo cho hải quan. Căn cứ vào thỏa thuận trên, ngay từ đầu tháng, hải quan sẽ thống kê lượng cá tra XK sang Mỹ của từng DN và tiến hành trừ lùi.

Khi nào DN đó đã xuất đủ lượng được phân chia theo cam kết, hải quan sẽ thông báo cho VASEP và 9 DN. Động thái này là nhằm để cho các DN tự giác thực hiện đúng cam kết về lượng cá tra XK hằng tháng sang Mỹ, không cố tình xuất nhiều hơn mức đã thống nhất với nhau.

Với thị trường EU, VASEP đang bắt đầu tiếp cận một hướng đi khác cho con cá tra. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, thay vì để các DN mạnh ai nấy XK cá tra vào EU như hiện nay, VASEP đang nghiên cứu một phương án tập hợp nhiều DN XK cá tra lại với nhau, cùng thành lập một công ty chuyên đảm nhận việc XK cá tra sang EU cho tất cả các DN này...

Ông Dũng phân tích, trước hết, các DN sẽ giảm được nhiều chi phí, giảm được nhiều khâu trung gian. Bởi trước đây, mỗi DN tự xuất, do lượng hàng không nhiều nên chi phí vận chuyển cao. Nếu theo phương án này, khi sản phẩm cá tra của các DN đều được tập trung về một công ty, qua đó sẽ tạo ra một lượng hàng hóa lớn.

Khi ấy, công ty đó có thể thuê hẳn một tàu lớn chở thẳng hàng XK nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Việc bán cá tra qua sàn đấu giá điện tử ở cảng Zeebrugge (Bỉ) cũng sẽ loại bỏ được nhiều khâu trung gian khi được mua trực tiếp bởi các hệ thống siêu thị, các nhà bán lẻ.

Cách làm này còn loại bỏ tình trạng mất giá cá tra ở thị trường EU do các DN tự chào, tự bán, tự phá giá nhau như lâu nay... Theo ông Dũng, điều quan trọng nhất là các DN cá tra có nhận ra lợi ích lớn cho cả ngành hàng của cách bán hàng rất mới này và cùng thống nhất tham gia hay không?


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

16/11/2013
Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

16/11/2013
Đích Đến Còn Xa Đích Đến Còn Xa

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

16/11/2013
Bài Học Từ Thiếu Quy Hoạch Bài Học Từ Thiếu Quy Hoạch

Được xem là địa phương năng động, thường xuyên thay đổi cung cách làm ăn, từ lâu Tứ Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) đã thành trung tâm sản xuất, kinh doanh nổi tiếng với nhiều mô hình nuôi, trồng cây, con đặc sản, làm dịch vụ. Sau lợn gà, cá tôm gần đây là nghề nuôi rắn.

16/11/2013
Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

16/11/2013