Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.
Mấy tuần gần đây, giá cá điêu hồng không ngừng tăng lên, vượt qua giá mong đợi của người nuôi cá. Ông Nguyễn Hữu Có ở ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh phấn khởi nói: “Vừa rồi tôi mới bán được 28 tấn cá điêu hồng, nếu bán sô thì giá 36.500 đ/kg, còn bán lựa, cá từ 500g - 1kg/con giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lợi nhuận được trên 50 triệu đồng. Bây giờ các bè cá còn lại trên 13 tấn, tôi nghĩ giá có thể tăng lên từ 41.000 - 42.000 đồng/kg”.
Theo nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng, năng suất cá đạt khoảng từ 5 - 6 tấn/bè, với giá hiện tại, người nuôi có thể lãi từ 30 - 35 triệu đồng/bè, tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi. Thông thường, mỗi nông dân có từ 3 - 5 bè thì lợi nhuận đem lại sau 6 - 7 tháng nuôi là trên 100 triệu đồng.
Hiện toàn xã Bình Thạnh có trên 300 hộ chăn nuôi cá với số lượng 800 lồng, bè, cho sản lượng cá thương phẩm trên 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây dịch bệnh trên cá điêu hồng bùng phát, hao hụt cá giống trong quá trình nuôi cao. Điều này góp phần đưa chi phí nuôi cá điêu hồng bè lên 32.000 - 33.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với trước.
Bà Tăng Ngọc Phương, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết: “Trong quá trình nuôi bà con cũng gặp một số khó khăn như: số lượng cá giống hao hụt với tỷ lệ cao, tình hình dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng... Hiện tại đang bước vào thời điểm nước quay từ trong sang đục, kèm theo mưa lớn cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến đàn cá nuôi.
Tôi khuyến cáo bà con trong quá trình nuôi lưu ý một số vấn đề như: giảm số lượng giống thả để kiểm soát được lượng thức ăn, điều trị bệnh, định kỳ bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá và thường xuyên vệ sinh lồng bè”.
Trước tình hình dịch bệnh trên cá điêu hồng gia tăng, nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng làng bè xã Bình Thạnh đề nghị ngành chức năng tăng cường hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, cách xử lý môi trường nước, đầu ra cá thương phẩm, nhằm giúp làng bè phát triển bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.

Vùng hạ lưu sông Bạn Thạch (xã Hòa Xuân Đông, H.Đông Hòa) có 3ha tôm thẻ chân trắng có độ tuổi từ 30-45 ngày bị chết do hoại tử gan tụy. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 81ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị mắc bệnh, trong đó có 23,5ha bị mất trắng.