Người nông dân dám nghĩ, dám làm

Xuất thân là một gia đình nông nghiệp thuần túy, sau khi có gia đình riêng, với phần đất cha mẹ để lại, ông Nguyên tiếp tục canh tác lúa theo hình thức cũ. Tuy nhiên, những năm đầu do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhận thấy với lợi thế đồng đất rộng rất phù hợp với phát triển kinh tế VAC nên năm 1976, ông quyết định quy hoạch 6ha đất của gia đình khoanh vùng, từng bước quy hoạch thành trang trại.
Ông dùng một phần diện tích đào ao nuôi cá, trồng cây ăn trái, còn lại trồng lúa và đào ao xung quanh ruộng nuôi cá đồng theo cách thức làm từng bước, lấy ngắn nuôi dài. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, lại thường xuyên bị ngập lụt nên cây trồng, vật nuôi trong trang trại của ông bị thiệt hại khá lớn.
Thấm thía những nguyên nhân thất bại, ông Nguyên định hình cho mình một hướng đi mới cẩn trọng hơn. Được sự giúp đỡ của bạn bè và ngân hàng hỗ trợ về vốn, năm 2003, ông Nguyên đầu tư xây dựng ô bao khép kín trên toàn bộ diện tích đất sản xuất của mình, củng cố lại vườn cây, ao cá và diện tích sản xuất lúa để tránh bị thiệt hại do lũ hàng năm.
Riêng đối với diện tích lúa, để khép kín quy trình sản xuất, ông đầu tư mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, xây dựng lò sấy lúa đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch. Nhờ đó đã giảm được chi phí trong sản xuất. Bên cạnh đầu tư cho sản xuất, ông còn dành nhiều thời gian đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận nhiều nguồn thông tin để trang bị kiến thức nuôi trồng của mình. Bằng cách làm này, nên sản lượng cây trồng, vật nuôi trong trang trại của ông đều phát triển tốt, cho năng suất cao.
Đến nay, sau bao nhọc nhằn, vất vả, hiện trang trại gia đình ông thường xuyên nuôi 4 ao cá (4 ao chuyên nuôi cá giống và 2,5ha diện tích ao xung quanh ruộng); trên 9,5ha ruộng trồng lúa; 3 máy gặt đập liên hợp; 1 lò sấy lúa công suất 8 tấn và gần 1ha xung quanh trồng cây cảnh, cây ăn trái, cây lấy gỗ... trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Nhớ về những ngày đầu lập nghiệp, ông Nguyên tâm sự: “Hơn 40 năm là một chặng đường dài cho quá trình lập nghiệp gian nan, thời gian đầu xây dựng kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nghĩ, chẳng lẽ mình lại bỏ nên gia đình quyết tâm làm bằng được để có thành quả như ngày hôm nay”.
Không chỉ được tín nhiệm bởi giữ uy tín trong sản xuất, ông Nguyên còn được bà con và những hộ sản xuất xung quanh quý mến bởi ông thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật sản xuất, giúp gia đình các hội viên nông dân trong xã cùng phát triển kinh tế. Ông Đặng Phong Lưu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phương Trà cho biết: “Không những đi đầu trong phong trào làm trang trại VAC, ông Nguyên còn tích cực hỗ trợ, động viên, giúp đỡ nhiều hộ dân trong địa phương phát triển sản xuất. Kinh nghiệm và tấm gương của ông chính là động lực để Hội Nông dân đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới...”.
Có thể bạn quan tâm

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.

Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.