Người lưu giữ giống lúa dâng thần

Giống lúa rẫy (Pa Dhai Vanh) của đồng bào Raglai, được ví như hạt “lúa mẹ”, dùng để dâng thần trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào Raglai.
Khu vực trồng Pa Dhai Vanh của ông Bưu rộng khoảng 1.000m2, nằm gần núi Gà Bây, cách thôn Châu Đắc chừng 20 phút đi bộ.
Do đám lúa nằm lọt giữa rừng núi, xung quanh cây cỏ dại mọc lưa thưa, nên khi được ông Bưu giới thiệu, chúng tôi mới nhận ra đây là diện tích Pa Dhai Vanh mà ông đang gieo trồng.
Theo ông Bưu, Pa Dhai Vanh là giống chịu hạn, trước đây người dân thường gieo trồng ở những khu vực sườn núi, chủ yếu sống nhờ vào nước trời.
Thời gian sinh trưởng Pa Dhai Vanh kéo dài 8 tháng.
Từ tháng 3 hàng năm bắt đầu gieo hạt, khi có mưa lúa mới nảy mầm, cây bắt đầu phát triển, cao vượt đầu người thì trổ đòng và cho hạt.
“Tuy năng suất rất thấp, nhưng hạt lúa Pa Dhai Vanh rất to, dài; nấu cơm có mùi thơm đặc thù và ăn rất ngon”, ông Bưu cho biết.
Một trong lý do để ông Bưu hiện còn gieo trồng Pa Dhai Vanh là vì không muốn để mất giống lúa gắn liền với lễ hội truyền thống của đồng bào vùng cao. “Những năm gần đây dân làng không ai trồng lúa rẫy nữa, họ chuyển sang trồng lúa nước năng suất cao, mùa vụ nào lúa, bắp cũng chất đầy nhà, người dân no ấm.
Tuy nhiên, Pa Dhai Vanh loại lương thực nuôi sống người dân một thời, gắn với đời sống tâm linh đồng bào Raglai nên tôi trồng để dùng trong những ngày cúng tế và lưu giữ cho con em sau này”
, ông Bưu tâm sự.
Theo phong tục đồng bào Raglai, cứ vào cuối vụ thu hoạch, khi bắp, lúa đã đầy kho thì người dân tổ chức lễ mừng lúa mới.
Đây là một trong những lễ rất quan trọng của đồng bào Raglai để tạ ơn và cầu xin giàng (trời), thần lúa cho dân làng có cuộc sống ấm no, sung túc.
Ông Chamale’ Luyến (70 tuổi), ở xã Phước Đại, H.Bác Ái cho biết, đồng bào Raglai tin rằng, mỗi loại cây đều có hồn và thần linh cai quản.
Trước đây lễ mừng lúa mới được tổ chức 2 lần trong một năm, lúc cây lúa bắt đầu chín và sau khi hoàn tất thu hoạch.
Ngày nay, người dân giản lược còn một lễ duy nhất diễn ra trong một ngày.
Các lễ vật dâng thần trong lễ mừng lúa mới rất đơn giản, gồm trầu cau, cơm, trứng gà, rượu cần nhưng quan trọng nhất là cơm được nấu từ hạt gạo Pa Dhai Vanh, khăn quấn đầu và vòng cườm (trang phục dành cho người phụ nữ).
Theo ông Luyến, đồng bào Raglai quan niệm rằng nếu không tổ chức lễ tạ ơn giàng (trời), tạ ơn “lúa mẹ” thì vụ mùa tiếp theo sẽ bị chim chóc, sâu bệnh, thú rừng phá hoại.
Chính vì vậy, hàng năm vào cuối vụ sản xuất nhà nhà rộn ràng chuẩn bị lễ vật dâng lễ tế thần theo nghi thức truyền thống.
Đây là dịp để bà con gặp gỡ, chung vui uống rượu cần, đánh mã la, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng giúp nhau trong lao động sản xuất.
Ông Chamale’Tiếp, nguyên Bí thư Huyện ủy Bác Ái, cho biết hiện chỉ còn vài hộ gia đình lưu giữ giống lúa Pa Dhai Vanh truyền thống của đồng bào Raglai.
Nếu không có kế hoạch bảo tồn thì trong tương lai hạt giống Pa Dhai Vanh sẽ biến mất.
Có thể bạn quan tâm

Từ cuối giờ chiều 31-5, trên hầu hết các địa bàn miền Trung (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) đã xảy ra mưa rải rác. Tại các vùng núi Quảng Nam đến Quảng Trị đã xảy ra mưa vừa đến mưa to. Mưa xảy ra trên diện rộng góp phần giải hạn miền Trung, nhất là bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ hè - thu.

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

Đầu năm 2006 anh Đào Bá Hoà ở thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (Lương Tài, Bắc Ninh) khăn gói vào Củ Chi (TP HCM) học nghề nuôi dế và lợn rừng lai. Nửa năm sau anh đưa đàn dế giống về nuôi thử, đến nay đã phát triển được 200 chậu dế

Trước tình hình dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSH, chiều hôm qua, ngày 29/5,Bộ NN & PTNT tổ chức kiểm tra dịch bệnh tại Bắc Ninh do thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác .

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...