Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Luôn Đi Trước

Người Luôn Đi Trước
Ngày đăng: 03/06/2013

Tự mình làm trước để rút kinh nghiệm, rồi hướng dẫn hội viên trồng lúa giống mới, rau sạch, nuôi gà siêu trứng, giúp vay vốn ưu đãi... Những cách làm ấy của chị Phan Thị Hường - Chủ tịch Hội ND xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã giúp nhiều gia đình hội viên tăng thu nhập.

Mai Lâm có hơn 233,9ha đất nông nghiệp, trong đó 209,8ha đất trồng lúa. Những năm trước đây năng suất lúa rất thấp do phương pháp canh tác và giống lúa kém. “Nếu chỉ độc canh lúa thì ND rất khó giàu. Phải giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng” - chị Hường trăn trở.

Cán bộ làm trước

Sau những chuyến đi tập huấn, tham quan các mô hình làm kinh tế của các địa phương trong thành phố và các tỉnh bạn, chị Hường thấy điều kiện tự nhiên ở Mai Lâm rất thích hợp với trồng màu, hoa, chuối... Song để vận động ND chuyển hướng canh tác không dễ.

Một mặt, chị Hường cùng Ban chấp hành Hội ND xã tuyên truyền, vận động bà con chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng chuối, hoa và rau sạch. Diện tích trồng lúa thì chị vận động bà con sử dụng giống mới, năng suất cao. Đồng thời, gia đình chị tiên phong đưa giống lúa mới vào gieo trồng. “Ngay vụ đầu tiên, mấy sào ruộng nhà tôi cho năng suất lúa cao hơn hẳn những gia đình trồng giống lúa cũ, bà con thấy vậy đến tận nhà tôi hỏi địa chỉ mua giống để trồng vụ sau đó”- chị Hường tâm sự.

Cùng với đưa giống lúa mới vào canh tác, chị kết hợp với HTX đưa chuối về trồng. Để giúp ND có vốn chuyển đổi cây trồng, chị cùng với ban chấp hành tạo điều kiện cho hội viên ND vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT và vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, xã Mai Lâm đã có hàng trăm hộ được Hội giúp vay các nguồn vốn ưu đãi với gần 3 tỷ đồng, trung bình mỗi hộ được vay hơn 30 triệu đồng.

Chị Hường và Ban Chấp hành Hội ND xã còn mở lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, rau, đỗ, lạc, cây ăn quả; phòng trừ dịch hại tổng (IPM) trên cấy lúa, mời cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông huyện, Trường ĐH Nông nghiệp về dạy. Chị Phan Thị Thùy ở thôn Lộc Hà tâm sự: “Trước đây, năm nào gia đình cũng đối mặt với cảnh “ăn bữa trước, lo bữa sau”.

Được chị Hường hướng dẫn vay vốn Ngân hàng CSXH, tôi đầu tư nuôi gà siêu trứng. Sau 5 năm, giờ đây, gia đình tôi đã có trang trại gà siêu trứng cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm”.

Đem dự án về quê

Năm 2008, chị Hường được hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã. Trước đó, chị Hường đã làm Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn, Chủ nhiệm HTX.

“Thời gian làm ở Hội Phụ nữ, HTX đã giúp tôi am hiểu về các giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu. Đây là những kiến thức rất cần thiết khi tôi làm Chủ tịch Hội ND. Để có thêm kinh nghiệm, tôi phải đến những người đi trước để học hỏi kinh nghiệm, giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tế”- chị Hường chia sẻ. Theo chị, bên cạnh tạo vốn, việc giúp hội viên ND tiếp cận kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, biết tính toán, xây dựng kế hoạch sản xuất là nhiệm vụ quan trọng của Hội.

Hơn 4 năm làm Chủ tịch Hội, chị Hường đã đem về cho ND xã Mai Lâm nhiều dự án giúp ND có việc làm, tăng thu nhập. Như dự án trồng chuối, trồng hoa, rau sạch… góp phần nâng cao thu nhập cho ND trong xã. Với phương châm làm việc: Tận tụy, nhiệt tình, hết lòng vì ND, chị Hường được hội viên ND tin tưởng.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua

Trong hơn 10 năm trở lại đây, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong xuất khẩu, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

01/08/2015
7 tháng xuất khẩu thủy sản giảm 17% 7 tháng xuất khẩu thủy sản giảm 17%

Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm đến nay, tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.

01/08/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

01/08/2015
Nét mới trong sản xuất vụ mùa 2015 Nét mới trong sản xuất vụ mùa 2015

Nhanh tay cấy nốt diện tích lúa của gia đình, chị Nguyễn Thị Minh, xã Nghĩa Thái (Nghĩa Hưng) cho biết: Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân, gia đình tôi tiến hành làm đất, vì vậy có thể cấy lúa mùa sớm nhằm tạo quỹ đất cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm. Cũng như gia đình chị Minh, đến thời điểm này, gia đình anh Vũ Văn Hải, xã Hải Tây (Hải Hậu) cũng đã hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa.

01/08/2015
Gian nan nghề muối Gian nan nghề muối

"Sáng cấy, chiều gặt” là câu nói vui của diêm dân về nghề sản xuất muối nhưng ẩn giấu trong đó bao nỗi nhọc nhằn.

01/08/2015