Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Dân Thu Hoạch Ồ Ạt, Sắn Ùn Ứ Trước Nhà Máy

Người Dân Thu Hoạch Ồ Ạt, Sắn Ùn Ứ Trước Nhà Máy
Ngày đăng: 08/09/2014

Vài ngày nay, hàng chục chiếc xe chở sắn nối đuôi nhau đậu ở trước cổng Nhà máy tinh bột sắn và tràn ra tận Quốc lộ 1A chờ nhập cho nhà máy, gây mất an toàn giao thông. Qua tìm hiểu từ các tài xế xe, chúng tôi được biết có nhiều xe phải đợi hai ngày mới bán được sắn cho nhà máy.

Thu hoạch trước mùa mưa

Chúng tôi đến Nhà máy tinh bột sắn tầm khoảng 11h30, ngày 4/9, đã tận mắt chứng kiến hơn 30 chiếc xe chở sắn đậu từ đường vào nhà máy và tràn ra tận Quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường này.

Mặc cho hàng chục xe chở sắn đợi chờ, còn cán bộ công nhân viên nhà máy sắn thì làm việc đúng giờ hành chính. Trao đổi với chúng tôi, một tài xế cho biết: “Muốn bán được sắn bà con phải sắp hàng chờ đợi ngày này qua ngày nọ, còn cán bộ công nhân viên của nhà máy thì làm việc đúng giờ hành chính.

Những lúc này, nhà máy sắn tăng thêm giờ làm việc để thu mua sắn cho bà con, thì chúng tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Một phần sắn thu hoạch để giữa nắng với thời gian dài chất lượng sẽ giảm, một phần tài xế mất rất nhiều thời gian. Lẽ ra một ngày có thể chạy 5-7 chuyến nhưng tình trạng này 2 ngày mới chở được một chuyến”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sắp đến mùa mưa nên người dân ở các địa phương thu hoạch sắn ồ ạt. Chị Nguyễn Thị Điểu, ở xã Phong An, cho biết: “Mấy hôm vừa rồi bận mùa, nên không thu hoạch sắn được. Thời gian này, gần đến mưa lũ rồi nên phải thu hoạch tăng tốc.

Một sào thu được 1 tấn sắn, năm nay giá sắn bán với giá từ 1.700-2000 đồng/kg. So với năm trước, năm nay sắn bán được giá nhưng chờ bán cho được một xe sắn mất rất nhiều thời gian, nhanh thì một ngày, chậm cũng hai ngày.

Giờ đâm lao phải theo lao, trồng sắn rồi thì phải thu hoạch bán để thu lại vốn và công sức bỏ ra”. Tương tự, ông Lê Tích Mong ở xã Quảng An (Quảng Điền) cho biết: “Như mọi năm còn gần 1 tháng nữa bà con trồng sắn mới thu hoạch để nhập cho nhà máy.

Năm nay, do mấy ngày qua mưa lớn, ở vùng chúng tôi lại vùng trũng, nên diện tích trồng sắn trên địa bàn xã phần lớn bị ngập nước. Buộc bà con phải thu hoạch trong vòng vài ngày, nếu không thu hoạch kịp thì sẽ thối củ, lúc đó chỉ cho lợn ăn chứ bán chẳng có ai mua”.

Cần linh động

Tại xã Phong Hiền (Phong Điền) những ngày này bà con cũng đang hối hả thu hoạch sắn bán tháo nhằm giảm thiệt hại. Toàn xã có gần 200 ha sắn, trong đó có nhiều diện tích ở vùng thấp trũng, chỉ vài trận mưa đã bị ngập. Nhằm tránh thiệt hại cho người trồng, địa phương khuyến khích người trồng thu hoạch những diện tích bị ngập, còn những diện tích còn lại bà con nên giãn thời gian thu hoạch ra.

Hiện tại bà con trồng sắn gặp không ít khó khăn vì sắn mang nhập cho nhà máy không tiêu thụ kịp, chi phí vận chuyển lớn. Người dân phải chờ chực do sắn ùn ứ trong những ngày qua. Biết bán không kịp nhưng không nhổ thì sẽ hư, thiệt hại vô cùng lớn.

Tại sao sắn của người dân bị ứ đọng nhiều, ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn lý giải: “Những ngày qua, người dân trên địa bàn tỉnh sợ mưa lũ nên thu hoạch và đưa sắn về nhập liên tục, trong khi công suất của nhà máy 500 tấn/ngày, kho chứa 1.200 tấn”.

Thiết nghĩ, vào những lúc cao điểm Nhà máy tinh bột sắn cần có cơ chế linh hoạt điều động thêm bộ phận thu mua, tăng thêm thời gian làm việc và mở rộng kho chứa nhằm chia sẻ những khó khăn với người trồng sắn.

Ở đây chúng tôi muốn nói, công suất nhà máy không thể nâng lên trong một sớm một chiều, nhưng kho chứa sắn thì nhà máy cần đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng xe đậu chờ để bán sắn tràn ra Quốc lộ 1A, mất thời gian của người dân và gây mất an toàn giao thông.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long Khá Lên Nhờ Cây Thanh Long

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

20/06/2012
Giá Cá Tra Giống Tăng Mạnh Giá Cá Tra Giống Tăng Mạnh

Cá tra loại 1 (thịt trắng, cỡ 0,7 – 0,8 con/kg) ở Đồng Tháp lên tới 27.500 đồng/kg, cao hơn tuần trước 500 – 1.000 đồng. Mức giá gần chạm kỷ lục ở tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất khu vực ĐBSCL đã tác động tích cực tới thị trường các tỉnh khác. Giá cá cùng loại tại Tiền Giang là 25.500 đồng/kg, ở An Giang 26.000 đồng, ở Cần Thơ giá 24.500 đồng/kg. Cá tra loại 2 (thịt vàng, cỡ 0,9 – 1,1 kg/con) ở Đồng Tháp hiện là 26.000 đồng, cao hơn tuần trước 1.500 đồng/kg, tại Tiền Giang đạt 23.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng.

08/04/2012
Vĩnh Phúc: Trồng Thử Thành Công Hoa Thiên Điểu Vĩnh Phúc: Trồng Thử Thành Công Hoa Thiên Điểu

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công loài hoa Thiên điểu với tỷ lệ cây sống đạt 100%.

11/03/2012
Trồng Khoai Lang Vụ Xuân Hè Trồng Khoai Lang Vụ Xuân Hè

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa).

22/06/2012
Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa Hạn Chế Thiệt Hại Tôm Nuôi Trước Những Cơn Mưa Trái Mùa

Cơn mưa trái mùa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trong những ngày gần đây đã khiến cho gần 16 hecta tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do môi trường ao tôm bị biến động mạnh khiến tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng, mầm bệnh phát triển nhưng người nuôi tôm lại chưa có kế hoạch chủ động đối phó.

12/04/2012