Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Hấp Hối

Người Chăn Nuôi Hấp Hối
Ngày đăng: 30/06/2012

Phải bán dưới giá thành chăn nuôi, chịu lỗ thê thảm suốt thời gian dài, nay dịch heo tai xanh lại xảy ra và có dấu hiệu lan rộng, nhiều người chăn nuôi bán tháo đàn heo để chạy dịch. Người cầm cự cũng đang rất hoang mang, lo lắng.

Heo “ăn đất”

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), giá thịt heo hơi xuất chuồng tại miền Nam khoảng hơn 39.000 đồng/kg, giảm đến 19% so với đầu năm. Tương tự, giá gà thịt công nghiệp cũng giảm từ 23 - 27%. Theo tính toán của ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, giá thành chăn nuôi hiện nay trung bình khoảng 46.000 đồng/kg heo hơi nhưng giá heo xuất chuồng chỉ 38.000 - 40.000 đồng/kg. Người nuôi đang chịu lỗ 600.000 - 800.000 đồng/con heo.

Ông Phạm Văn Bộ - chủ trang trại heo Hải Hà (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) tính toán, trang trại ông đang nuôi 300 heo nái, mỗi tháng xuất chuồng 500 heo thịt, trung bình chịu lỗ từ 150 - 200 triệu đồng/tháng. Còn theo ông Nguyễn Kim Đoán - chủ trại heo Kim Đoán (H.Thống Nhất, Đồng Nai), riêng địa phương này có khoảng 60 - 70% trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn từ 1.000 con heo trở lên. Trong tình cảnh khốn khó, người nuôi heo còn bị thương lái chèn ép, trả bao nhiêu cũng phải bán.

Đến nay đã có hơn 30% người nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai thu hẹp đàn heo, hơn 30% bỏ chuồng, nhiều người chăn nuôi phá sản, “mất tích”. Theo ông Bộ, hộ chăn nuôi nhỏ đang bán heo chạy dịch, tâm lý thu được đồng nào hay đồng đó. Trên địa bàn có đến 70% trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có vốn đầu tư ít, không có biện pháp bảo hiểm rủi ro nên đã kiệt quệ, bị sập luôn không còn vốn để tái đàn. 

Đặc biệt, các hộ vay vốn ngân hàng chắc chắn chết vì phải gánh lãi ngân hàng, lãi suất (LS) thức ăn chăn nuôi mua nợ. Cùng nhận định, ông Đoán cho biết: “Nhiều hộ bán cả heo giống vẫn không đủ trả nợ nên bán đất, cầm sổ đỏ trả nợ. Dân trong nghề chúng tôi gọi là heo “ăn” đất, “ăn” sổ đỏ”.

Nguy cơ khan hiếm

Theo phân tích của ông Đoán, vấn đề hiện nay là người chăn nuôi phải tiếp cận được nguồn vốn LS ưu đãi để bớt lỗ, bớt thiệt hại, còn sức cầm cự. Nếu không các trang trại lớn cũng nối gót người chăn nuôi nhỏ lẻ phá sản. “Dù LS đã giảm so với năm 2011 nhưng tôi vẫn phải vay với LS 18%/năm”, ông Đoán cho biết. “Tôi chưa thấy người chăn nuôi nào vay được vốn LS ưu đãi. Nhà nước cần giúp người chăn nuôi tiếp cận đồng vốn ưu đãi để cầm cự”, ông Công bức xúc.

Theo giới chăn nuôi, dịch heo tai xanh đang xảy ra thực sự là hiểm họa. Ông Công phân tích, nếu không khống chế dịch heo tai xanh hiệu quả và không nhận được hỗ trợ về vốn ưu đãi chắc chắn người dân bán treo chuồng. Đây là hạ sách, bởi đã bỏ đàn heo nái, heo giống phải mất 2 - 3 năm sau mới gầy lại được. Trong khi đó, các bộ ngành cũng đã có dự báo, chỉ 3 - 4 tháng sau thị trường lại thiếu heo thịt, phải cho nhập thịt để bình ổn thị trường. 

Còn theo đại diện Bộ NN-PTNT, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả, nhiều khả năng cuối năm và tết Nguyên đán năm nay có nguy cơ thiếu thịt gia súc gia cầm. Vậy tại sao không tích cực hỗ trợ ngay từ bây giờ để người chăn nuôi duy trì đàn heo?

Có thể bạn quan tâm

Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.

13/08/2015
Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Thả cá giống vào vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Ngày (10/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá giống nước ngọt ở một số cửa sông nội đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015.

13/08/2015
Định hướng dòng vốn tín dụng ưu tiên đầu tư ngành cá tra Định hướng dòng vốn tín dụng ưu tiên đầu tư ngành cá tra

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan…

13/08/2015
Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) đánh bắt cá vào mùa sinh sản Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) đánh bắt cá vào mùa sinh sản

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.

13/08/2015
Sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

13/08/2015