Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Gia Cầm Điêu Đứng Vì Hàng Nhập Lậu

Người Chăn Nuôi Gia Cầm Điêu Đứng Vì Hàng Nhập Lậu
Ngày đăng: 26/06/2013

Với đường biên giới dài cùng nhiều đoạn sông, suối giáp biên giới, Lào Cai là địa bàn thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu và vận chuyển gia cầm nhập trái phép.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng buôn lậu gia cầm tại địa bàn, các lực lượng chức năng đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển gia cầm nhập trái phép qua biên giới, đến nay tình trạng buôn lậu mặt hàng này đã giảm đáng kể.

Chưa khi nào người chăn nuôi gia cầm lại “thất thần” như thời điểm này, bầu không khí tại các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi rất ảm đạm. Gà thịt ế ẩm, giá trứng gia cầm tuột dốc, nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh nợ nần do đầu tư chăn nuôi lớn.

Tại xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nơi tập trung nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng, thậm chí một số hộ chán nản “bán tháo” hết số gia cầm trong chuồng, họ đang tìm hướng phát triển kinh tế mới để tránh sự bấp bênh.

Chị Đoàn Thị Huyền, thôn Làng Bạc, xã Xuân Quang may mắn hơn vì đã tiêu thụ hết 1.000 con gà thả vườn. Gia đình chị làm nghề chăn nuôi được hơn 10 năm, trong đó, nuôi gà theo hình thức bán công nghiệp đã 6 năm nay nhưng theo chị thì đây là thời điểm “thê thảm” nhất. Riêng lứa gà vừa bán (mỗi lứa hơn 2 tháng), chị đầu tư 55 triệu đồng, trừ chi phí, tính ra chưa đủ vốn gốc.

Chị Huyền ngậm ngùi: Năm nay cái gì cũng tăng, từ thức ăn chăn nuôi, điện, nước, trong khi giá gà giảm mạnh, chưa đến 50.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá gà giảm được chị Huyền giải thích là do gà nhập lậu tràn vào thị trường trong tỉnh bán phá giá làm người chăn nuôi Xuân Quang điêu đứng. Theo thông tin chúng tôi có được, hiện hơn 100 tấn gà của huyện Bảo Thắng có trọng lượng từ 2 - 4 kg không thể tiêu thụ.

Giá gia cầm liên tục giảm khiến người chăn nuôi Xuân Quang ngao ngán, tổng đàn gia cầm theo đó giảm mạnh. Năm 2012, tổng đàn gia cầm của Xuân Quang là 220.000 con, đến nay, theo thống kê còn gần 200.000 con. Ông Phạm Quốc Vương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Quang cho biết: Thời gian qua có một số loại gà mổ sẵn (theo kiểm tra của chính quyền xã là gà thải loại có xuất xứ Trung Quốc) thâm nhập vào thị trường có giá rẻ đã ảnh hưởng đến chăn nuôi của toàn xã.

Loại gà này cũng giành thị phần tại các nhà hàng, làm giảm lượng tiêu thụ gia cầm của người chăn nuôi trong tỉnh. Mặt khác, ông Vương cũng e ngại dịch bệnh có khả năng lây lan từ số gà không rõ nguồn gốc.

Trước đây, tại xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) có nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp quy mô hàng nghìn con, thì giờ đây, những mô hình trên “bỗng dưng biến mất”. Nhiều hộ chăn nuôi chán nản “bỏ nghề” chuyển sang trồng rau, trồng lúa.

Trao đổi về thực trạng chăn nuôi trên địa bàn, bà Trần Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vạn Hòa cho biết: Chăn nuôi tại Vạn Hòa đang có xu hướng trầm lắng do gia cầm địa phương chịu áp lực cạnh tranh với gia cầm giá rẻ nhập lậu qua biên giới. Bà Nguyệt điểm lại thời kỳ “hoàng kim” của chăn nuôi gia cầm, đó là vào các năm 2008 - 2009, tại xã Vạn Hòa có hơn 200 mô hình chăn nuôi gia cầm tập trung ở các thôn Cầu Xum, Cánh Chín, Giang Đông, hiện số mô hình chăn nuôi chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”.

Anh Lương Xuân Đại, thôn Cánh Chín, xã Vạn Hòa từng được mệnh danh là “đại gia chăn nuôi” cho rằng, người chăn nuôi đang rơi vào vòng luẩn quẩn: “nuôi thì lỗ, mà bỏ nuôi thì thất nghiệp”. Anh Đại ngậm ngùi nhớ về thời điểm giá gia cầm hợp lý, người chăn nuôi vui mừng, nhưng giờ đây chăn nuôi “như đánh bạc”.

Theo thông tin của một số tư thương, mỗi con gà siêu trứng của Trung Quốc (gà đẻ trứng thải loại) được bán với giá 5.000 - 10.000 đồng, nhưng trên thị trường mức giá là 50.000 đồng/kg. Do hám lợi, nhiều tư thương đã bất chấp mọi thủ đoạn để nhập lậu gia cầm về Việt Nam tiêu thụ. Bên cạnh đó, một số hộ chăn nuôi khu vực biên giới cũng đang dùng thủ đoạn nhập gà lậu về để làm “gà nội” giả nhằm tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Nhận định về tác hại gà lậu với tình hình chăn nuôi trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Tuyển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân tích: Gia cầm nhập lậu đã và đang gây áp lực lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh, ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành sản phẩm, làm người chăn nuôi “điêu đứng”. Toàn tỉnh hiện có 3 triệu con gia cầm, số gia cầm này nếu không tiêu thụ được hoặc rớt giá sẽ thiệt lớn đối với người sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Giá Một Số Loại Trái Cây Giảm Giá Một Số Loại Trái Cây Giảm

Theo nhiều điểm bán trái cây ở khu vực nội ô TP Cần Thơ, gần đây nhiều loại trái cây ở khu vực ĐBSCL đã vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung tăng dẫn đến giá giảm.

27/06/2013
Nuôi Cá Lồng Trên Suối Hai Sản Phẩm Sạch, Hiệu Quả Cao Nuôi Cá Lồng Trên Suối Hai Sản Phẩm Sạch, Hiệu Quả Cao

Để tận dụng diện tích mặt nước (hơn 30.000 ha) tại các hồ chứa thuộc các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ và Mỹ Đức, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để người dân triển khai mô hình nuôi cá lồng, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế cao như rô phi, điêu hồng, chép...

26/03/2013
Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

09/08/2013
Nấm Mối Trễ Sốt Giá Nấm Mối Trễ Sốt Giá

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.

27/06/2013
Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.

10/08/2013