Người Chăn Nuôi Cần Phải Cẩn Trọng Với Bệnh Dịch Tả Heo

Bệnh dịch tả là một trong những loại bệnh nguy hiểm do vi-rút gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, khi heo “dính” phải loại dịch bệnh này thì rất khó chữa trị. Khi phát hiện heo bị dịch bệnh, người chăn nuôi không thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y gần nhất mà chữa trị theo cách riêng, nên bệnh tình không thuyên giảm.
- Vi-rút gây bệnh dịch tả tiềm ẩn trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh cho đàn heo. Thời tiết nhiều biến đổi, mưa, nắng thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe của heo. Trong khi việc đầu tư chăm sóc vật nuôi chưa đúng mức, công tác phòng chống dịch tả và các loại dịch bệnh khác cho heo chưa được người chăn nuôi chú trọng.
Nếu không tiêm phòng cho heo, hoặc tự tiêm phòng nhưng không đảm bảo yêu cầu làm sức đề kháng của heo yếu, điều kiện thời tiết phức tạp, vi-rút gây bệnh dịch tả phát triển gây hại heo nuôi.
- Phải duy trì công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch tả heo trên địa bàn, khoanh vùng ổ dịch để phun thuốc khử độc sát trùng chuồng trại nuôi heo, đồng thời hỗ trợ người dân tiêm vắc-xin phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Thời tiết diễn biến phức tạp cũng là điều kiện thuận lợi cho vi-rút gây bệnh dịch tả và các loại dịch bệnh khác phát triển gây hại heo nuôi. Để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch, bên cạnh sự nỗ lực của ngành Thú y, chính quyền các địa phương cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.
Cụ thể là tăng cường tuyên truyền về sự nguy hại của bệnh dịch tả và các loại dịch bệnh khác trên đàn heo nhằm nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong việc phòng chống dịch bệnh gia súc; vận động bà con tiêm phòng cho đàn gia súc, tham gia công tác phòng chống dịch bệnh gia súc. Đồng thời, chính quyền các địa phương cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, giết mổ, vận chuyển gia súc, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2-2,4 lứa/ năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay. Đặc biệt trong qua trình chăm sóc lợn nái sinh sản người chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là Bệnh đẻ khó ở lợn, bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau, để giúp bà con hiểu rõ về bệnh này sau đây tôi xin nêu một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh khó đẻ ở lợn nái sinh sản.

Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn.

Chăn nuôi heo rừng lai ngày nay không còn xa lạ với bà con chăn nuôi trong tỉnh. Thế nhưng chăn nuôi như thế nào, chăm sóc ra sao thì không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy để chăn nuôi heo rừng lai đạt hiệu quả, bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Đối với tất cả các giống lợn, không bao giờ cho phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên ít... nếu phối giống thì số con đẻ ra sẽ ít.

Lợn nái thường háu ăn, khi ăn xong là ngủ ngay. Nhưng cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường là triệu chứng của bệnh.