Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ

Bà Trần Thị Nhường chăm sóc lợn con ở khu chuồng riêng.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, chỉ tay về những khu chuồng được thiết kế hiện đại, bà Nhường cho biết, bà bắt đầu nuôi lợn từ năm 2007. Khi đó vùng này là một khu đất trũng, cấy lúa vụ được vụ mất, nên bà con chán bỏ hoang. “Tiếc đất tôi bàn với chồng xin UBND xã thầu lại với ý định làm trang trại nuôi lợn.
Lúc đầu chưa có vốn tôi chỉ nuôi 20 con lợn nái và vài chục lợn thịt, rồi nhân dần lên” – bà Nhường nhớ lại. Cuối năm 2007, bà xuất lứa lợn giống và lợn thịt đầu tiên lãi gần 100 triệu đồng, khiến cả nhà ai cũng vui, háo hức chăm lợn. Năm 2008, trang trại gặp dịch tai xanh, lỗ 200 triệu đồng.
Sau “vận đen”, bà Nhường đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại. Suy nghĩ “chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm được cám, thời gian, tiền điện…” nên đầu 2009 bà quyết định nâng đầu lợn nái lên 50 con.
Hướng mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả, cuối năm 2013, bà quyết tâm hiện đại hóa hệ thống chuồng trại bằng cách thế chấp nhà cửa vay 4,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư nâng cấp trang trại.
Bà Nhường cho biết, hiện bà đang nuôi 150 con lợn nái cao sản, hơn 1.000 con lợn thịt, mỗi năm xuất hàng nghìn lợn giống và hàng chục tấn lợn hơi ra thị trường. Bà Nhường nhẩm tính: “Hiện giá bán lợn hơi từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, lợn giống 24 ngày tuổi 1,5 triệu đồng/con.
Trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi lãi gần 1 tỷ đồng”. Hiện trang trại bà đang tạo việc làm cho 8 lao động, với mức lương 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài chăn nuôi lợn, bà Nhường còn thả cá rô phi đơn tính trong ao để ăn thức ăn thừa, vương vãi từ đàn lợn. Mỗi năm bà xuất bán 2 lứa cá cho thu lãi hơn 40 triệu đồng/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tháng 4/2014, anh Hưng thí điểm chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học với quy mô 20 con. Điều làm anh Hưng phấn khởi nhất là thức ăn sinh học không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mà còn giảm mùi hôi thối. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, khi xuất chuồng lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.