Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc

Trong 2 ngày mùng 4 và mùng 5 tết (ngày 2 và 3.2), ngư dân xã Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) xuất hành đầu năm mới, đã trúng đậm “lộc biển” cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc.
Anh Võ Ngọc Cảnh cho biết, trưa mùng 4 Tết thuyền nghề anh xuất hành đầu năm và bất ngờ gặp cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc, trong hai ngày (mùng 4-5) thuyền anh thu về gần 40 triệu đồng.
Ở Nhơn Lý nhiều thuyền nghề khác trong hai ngày qua cũng trúng đậm “lộc biển” với thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay giá cá cơm đã giảm xuống so với vài ngày trước.
Cùng với Nhơn Lý, Ngư dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ cũng trúng đậm cá cơm mồm. Mỗi thuyền có thể khai thác được khoảng 100 két cá cơm mồm/ngày, với giá bán mỗi két dao động từ 550 - 650 ngàn đồng/két 12kg, đạt mức thu nhập từ 50 - 65 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 45 - 60 triệu đồng. Ngoài ra, ruốc cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trên vùng biển Mỹ An, nên nhiều thuyền cũng tập trung đánh bắt ruốc. Giá ruốc hiện cũng đang ở mức từ 400 - 500 ngàn đồng/két 10kg.
Hầu hết cá cơm mồm và ruốc đều được các cơ sở chế biến hải sản thu mua để chế biến xuất khẩu.
Gặp thời tiết thuận lợi nên ngư dân đánh bắt cá cơm mồm và ruốc nhiều, và vì đầu năm chưa đông khách hàng mua bán nên việc tiêu thụ cá và ruốc nhanh chóng hạ giá. Ngày mùng 4 tết, mỗi két cá cơm mồm (từ 10 – 12 kg/két) có giá 550 ngàn đồng thì ngày mùng 5 tết chỉ còn 470 ngàn đồng/két và ruốc tươi từ 200 ngàn đồng/két hạ giá còn 150 ngàn đồng.
Có thể bạn quan tâm

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:

Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…

ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.

Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.

Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho rằng, sản xuất thực phẩm hữu cơ (TPHC) đang là xu hướng thời thượng.