Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 21/05/2013

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Việc làm đầy ý nghĩa

Góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và ven biển, bằng nguồn ngân sách của Nhà nước và vận động các tổ chức, cá nhân, thời gian qua, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh tổ chức nhiều đợt thả tôm, cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản ở thủy vực lợ và mặn.

Anh Nguyễn Văn Bôn, Trưởng phòng Quản lý khai thác và Nguồn lợi thủy sản (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cho biết: “Hiện, Chi hội Nghề cá Hà Giang chưa được cấp quyền khai thác mặt nước và chưa được thành lập khu bảo vệ thủy sản. Tuy nhiên, bà con hội viên của chi hội có ý thức rất cao trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nhằm giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, chi cục đang hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang, xã Vinh Hà hoàn thiện các thủ tục để tiến tới cấp quyền khai thác mặt nước với diện tích đầm phá khoảng 331 ha cho Chi hội Nghề cá Hà Giang”.

Anh Hoàng Hồng, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hà Giang cho biết: “Do nguồn lợi thuỷ sản ở đầm phá bị khai thác quá mức nên số lượng tôm và cá bố mẹ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Bà con hội viên của Chi hội nghề cá Hà Giang đồng sức, đồng lòng tự nguyện góp tiền mua 3 tạ cá dìa với kinh phí 7 triệu đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản, với mong muốn nguồn cá sinh sôi nảy nở, tạo sinh kế cho bà con ngư dân trong thời gian tới”.

Cần nâng cao ý thức

Theo thống kê từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 69 chi hội nghề cá nuôi trồng, khai thác đầm phá và biển. Trước đây, quan điểm các cơ quan Nhà nước thả cá, tôm ra đầm phá, biển là điều kiện thuận lợi để bà con đánh bắt. Thế nhưng, sau nhiều đợt tái tạo, bà con đã thấy được lợi ích mang lại nên đến bây giờ việc tái tạo nguồn lợi thủy sản được cộng đồng ngư dân hưởng ứng cao; lộ trình tái tạo nguồn lợi thủy sản đã mang lại kết quả tốt.

Năm 2011, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh thả cá dìa và tôm sú ở vùng đầm phá Tam Giang xã Điền Hải (Phong Điền), sau vài tháng cá dìa trưởng thành, sinh sôi nảy nở, đó là điều kiện thuận lợi giúp bà con nâng cao hiệu quả đánh bắt. Năm 2012, bà con hội viên của Chi hội Nghề cá thôn 8 xã Điền Hải cùng nhau góp tiền mua cá tiếp tục tái tạo nguồn lợi thủy sản. Hoặc, một số chi hội nghề cá do đời sống của các hội viên còn thấp nên họ chưa có khả năng góp tiền mua cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhưng qua những đợt Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tổ chức tái tạo, ngư dân rất xông xáo, nhiệt tình, góp sức cho buổi thả cá ở đầm phá thành công. Đây là việc làm đầy ý nghĩa, giúp bà con ở vùng ven biển và đầm phá nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Anh Nguyễn Văn Bôn cho biết thêm: “Trong quá trình thảo luận cho cộng đồng ngư dân, anh em chi cục ở địa phương này chia sẻ với địa phương kia. Hiện, cán bộ ở Phòng Quản lý Khai thác và Nguồn lợi thủy sản trăn trở tìm ý tưởng để giúp bà con ngư dân thành lập quỹ cố định để có nguồn vốn sử dụng cho việc tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm; góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao đời sống cho bà con hội viên”.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Cá Bè Cần Được Hỗ Trợ Người Nuôi Cá Bè Cần Được Hỗ Trợ

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

19/11/2013
Lũ Rút Đi, Nợ Nần Ở Lại Lũ Rút Đi, Nợ Nần Ở Lại

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

19/11/2013
Báo Động Tình Trạng Tái Diễn Đặt Ngư Lưới Cụ Trái Phép Tại Cảng Chân Mây Báo Động Tình Trạng Tái Diễn Đặt Ngư Lưới Cụ Trái Phép Tại Cảng Chân Mây

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.

19/11/2013
Tổng Sản Lượng Thủy Sản Huyện Cát Hải Đạt 7400 Tấn Tổng Sản Lượng Thủy Sản Huyện Cát Hải Đạt 7400 Tấn

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.

19/11/2013
Bò - Giun - Lươn Bò - Giun - Lươn

Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.

19/11/2013