Ngư Dân Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa được mùa cá ngừ đại dương. Giá cá ngừ ở mức cao nên ngư dân rất phấn khởi.
Sáng 8.8, nhiều tàu câu cá ngừ cập cảng Hòn Rớ (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) sau chuyến biển kéo dài hơn 20 ngày.
Ông Phạm Tấn Thành, chủ tàu KH 93159 TS cho biết, chuyến này tàu ông đánh bắt được gần 60 con cá ngừ đại dương, trung bình mỗi con nặng 40 - 50 kg, cá biệt có những con nặng 65 - 70 kg.
“Giá cá ngừ đang ở mức 110.000 đồng/kg, cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Trừ phí tổn sau chuyến biển, tàu tôi lãi hơn 100 triệu đồng, anh em thuyền viên cũng được khoảng 10 triệu đồng/người”, ông Thành nói.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.
Có thể bạn quan tâm

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.