Ngư dân trúng đậm cá ngừ

Chúng tôi có mặt tại cảng cá Tam Quang (Núi Thành) đúng vào lúc tàu cá QNa-91097 của ngư dân Phạm Thanh Nam (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) cập bến. Trên bờ, các thương lái chờ sẵn để mua cá.
Con tàu có công suất 1.025CV của ông Nam sau hơn 15 ngày đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa trở về đầy ắp cá, nhiều nhất là cá ngừ.
Tại bến cảng, hàng chục ngư dân và chị em phụ nữ làm công nhanh tay vận chuyển cá từ tàu lên xe tải cho thương lái.
Ông Nam cho biết, chuyến biển lần này tàu của ông đánh bắt được 30 tấn cá ngừ. Với giá bán là 20 nghìn đồng/kg, tàu cá thu về khoảng 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu và các “bạn” thu lãi khoảng 400 triệu đồng.
“Nhờ trúng luồng cá ngừ lớn nên chỉ ra khơi hơn 10 ngày là tàu cá chúng tôi đã đầy ắp cá.
Trên tàu có 13 ngư dân, chuyến này mỗi “bạn” thu được hơn 15 triệu đồng” - ông Nam vui vẻ nói. Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng qua, tàu cá của ông Nam trúng đậm cá ngừ.
Ông Nam cho biết thêm, thông thường tầm từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm ngư dân dễ đánh bắt được cá ngừ số lượng lớn.
Bán cá ngừ cho thương lái.
Tại bến cá Duy Hải (Duy Xuyên), tàu cá cũng tấp nập cập bờ trong những ngày qua. Cảnh mua bán chộn rộn từ sáng sớm.
Bà Hoa, một tư thương cho biết: “Trong các loại hải sản thu mua thì vẫn ưa cá ngừ nhất. Cá càng to càng được giá vì dễ bảo quản. Hiện cá ngừ đã nhích giá lên nhiều so với trước đây, đạt mức 25 nghìn đồng/kg”.
Bà Hoa đã thu mua xong cá ngừ trên tàu cá của gia đình ông Trương Công Chinh (thôn Bình Tân, xã Bình Minh, Thăng Bình). Ông Chinh cho biết, chuyến biển này rất đạt, thu được tổng cộng 20 tấn cá ngừ sọc dưa.
“Với giá bán là 25 nghìn đồng/kg, chúng tôi thu được tổng cộng 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được 150 triệu đồng, mỗi “bạn” được chia 15 triệu đồng. Đây là chuyến biển đạt nhất của tàu cá chúng tôi từ đầu vụ sản xuất chính đến chừ” - ông Chinh hào hứng nói.
Theo ông Nguyễn Tin - Bí thư Đảng ủy xã Tam Quang, thời gian này trên địa bàn xã hầu hết tàu cá và ngư dân đều ra khơi đánh bắt. Nhờ sản lượng đánh bắt cá trong 2 tháng gần đây đạt cao, đặc biệt là cá ngừ nên đã kéo sản lượng đánh bắt cả năm 2015 vượt kế hoạch, dù bây giờ chưa là cuối vụ.
“Năm 2015, nghị quyết của HĐND xã đặt ra là sản lượng đánh bắt hải sản phải đạt 17 nghìn tấn.
Vậy mà đến thời điểm này đã ước đạt khoảng 18 nghìn tấn. Cách đây 2 tháng, chúng tôi lo là sản lượng cá khó đạt vì sợ thời tiết bất thường nhưng nhờ trúng đậm cá ngừ nên sản lượng đã vượt kế hoạch” - ông Tin nói.
Theo Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, sản lượng khai thác hải sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh trong tháng 9 đạt 8.120 tấn.
Kết quả khả quan này có sự góp sức lớn nhất của nghề lưới vây. Tính chung trong 2 tháng gần đây, cá ngừ - sản phẩm đặc thù của nghề lưới vây đạt sản lượng vượt trội, gần 10 nghìn tấn.
Ông Nguyễn Đình Toàn, Trưởng phòng Quản lý nguồn lợi & khai thác thủy sản (Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam) cho biết, theo thực tế diễn biến nguồn lợi trên các vùng biển trong thời gian qua sẽ cho thấy trong tháng 10, nhiều khả năng ngư dân sẽ tiếp tục bội thu cá ngừ.
Bởi, ngoài nghề lưới vây, ngư dân còn khai thác được cá ngừ ở các nghề lưới quét và lưới cản.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.