Ngư Dân Trúng Đậm Cá Cơm Nồm

Những ngày Tết, nhiều cửa biển Sa Huỳnh (Đức Phổ), Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi), Bình Châu (Bình Sơn)… tưng bừng lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2015. Ngay sau phần lễ hội, các tàu cá hồ hởi ra khơi tìm lộc đầu năm.
Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.
Thời tiết thuận lợi cùng hàng chục con tàu cá khác tập trung khu vực biển Bình Định dùng lưới vây bắt cá cơm nồm. Các ngư dân trên tàu QNg 44218TS mỗi người mỗi động tác nhịp nhàng. Sau mẻ lưới đầu tiên trong 2 giờ ra khơi, tàu QNg 44218 TS thu về 5 két cá cơm nục kiếm được 4 triệu đồng.
Mặc dù ngày lễ Tết, nhưng các cảng cá ở Quảng Ngãi đều tấp nập tàu thuyền về bán cá trong những ngày đầu năm. Bà Võ Thị Liễu là người thu mua hải sản tại cảng cá Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ cho biết, năm nay nhiều tàu cá ra khơi sớm sau mùng 2 Tết.
Do thời tiết gió êm nên nhiều tàu cá trúng cá cơm và ruốc. Nói về cá cơm bà Liễu cho biết: “Chúng tôi mua cá cơm của các tàu cá ngư dân, sau đó đem về chế biến thủ công bằng 3 công đoạn lựa, hấp và phơi. Sau đó, bán lại cho thương lái trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu”. Được biết, trong các loại cá cơm, thì cá cơm nồm hiện nay có giá trị cao nhất, giá dao động gần 30 nghìn đồng/kg. Vụ đánh bắt cá cơm ở ngư trường Quảng Ngãi, Bình Định thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Phiên biển, mẻ lưới đầu năm, ngư dân Quảng Ngãi trúng đậm hải sản. Những chiếc tàu trở về cập bến đầy ắp cá tươi trong niềm vui hân hoan của cả những người trên bến, dưới tàu.
Có thể bạn quan tâm

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.