Ngư dân trúng đậm cá cơm

Tại khu vực cửa Bé, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, không khí thu mua cá cơm hết sức sôi động.
Bà con ngư dân phấn khởi cho biết vùng biển đánh bắt cá cơm chỉ cách bờ từ 7 đến 10 hải lý nên không mất nhiều thời gian và chi phí. Các tàu bắt đầu xuất bến từ 2 giờ sáng và đến 8 giờ sáng cùng ngày là có thể trở về bờ. Mỗi tàu trung bình thu hoạch được khoảng 1 tấn cá cơm, nhiều tàu thu đến 2-3 tấn cá/đêm.
Thu mua cá cơm ở cửa Bé - TP Nha Trang
Hiện nay, giá cá cơm bán tại cảng Hòn Rớ cho thương lái dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Nếu lượng cá ổn định, mỗi ngư dân có thể kiếm được 10-15 triệu đồng/tháng.
Ngư dân được mùa cá cơm
Ông Nguyễn Văn Bảy, một ngư dân cho biết: Các tàu đánh cá cơm có công suất nhỏ dưới 90CV. Ban đêm chong đèn, cá dồn đến thì dùng tấm lưới to gắn 2 đầu vào 2 cây sào xúc. Còn ban ngày bủa lưới rút để hút luồng cá. Thời điểm này đang là cao điểm của mùa đánh bắt cá cơm, sẽ kéo dài đến hết tháng 10.
Thu nhập của ngư dân vào vụ cá cơm từ 10-15 triệu đồng/người
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ cho biết: Lượng cá đánh bắt bán cho các đầu nậu ở Khánh Hòa chủ yếu từ các tỉnh bạn như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận về. Cá cơm sau khi thu mua được phơi khô hoặc bán cho các cơ sở, nhà máy làm nước mắm.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, để phục vụ thị trường hoa tươi cho Tết Bính Thân sắp tới, nhà vườn và các công ty trồng hoa ở Đà Lạt cùng một số vùng phụ cận đã xuống giống 26 triệu củ hoa ly các loại, tương đương với diện tích 102 hecta, tăng 30% so với mùa Tết trước.

Nhiều năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân Bình Định đã “thắp sáng” và hiện thực hóa nhiều mơ ước đổi đời của bà con nghèo nhờ tích cực dạy nghề, tạo việc làm cho họ...

Với việc nuôi bò vỗ béo, nhiều hộ chăn nuôi tại Bình Định thu hồi vốn rất nhanh và có lãi, tuy nhiên họ vẫn chưa có thị trường ổn định.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã có nhiều cách làm sáng tạo để thay đổi diện mạo nông thôn huyện, kinh tế ổn định phát triển, tiêu chí thu nhập và hộ nghèo đã hoàn thành ở 10/10 xã.

Hơn hai năm nay, ông Lê Công Chiến, ngụ ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là người mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản. Mô hình của ông thành công đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho nông dân địa phương.