Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.
Sáng 17.11, hoạt động đánh bắt cá trên sông Trường Giang, đoạn qua địa phận xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 (Núi Thành) và sông Bàn Thạch (Tam Kỳ) vẫn diễn ra đông đúc, bất chấp nước lũ cuồn cuộn. Tại xóm Lưới, xóm Thuyền (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ), lúc sáng sớm có 10 ghe thuyền có gắn máy nổ đồng loạt xuất phát. Tiếng người làm nghề gọi nhau í ới vang cả một khúc sông.
Sau hơn 2 giờ đồng hồ thả lưới, ngư dân Nguyễn Văn Được (thôn Tân Phú) cùng mấy người trong nhóm thu được 3 con cá mè đen nặng hàng chục ký. Cùng “cặp thuyền” với nhóm ông Được, có thuyền lưới của ông Trần Văn Dũng (Tam Xuân 1, huyện Núi Thành). Sau hơn một buổi thả lưới, khoang thuyền của ông Dũng cũng có 10 con mè đen, mè trắng các loại. Tại ngã ba sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch có hàng chục chiếc ghe nhỏ có gắn máy của người dân đang thả trôi theo dòng nước để thả lưới bắt cá mè.
Ngư dân cho biết, công việc dùng lưới đánh bắt cá mè ngay ngã ba sông nguồn có từ lúc đại công trình đại thủy lợi Phú Ninh đưa vào sử dụng. Khi có mưa lớn, nếu hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ là chắc chắn có cá mè để bắt. Ngư dân Trần Văn (thôn Tân Phú, xã Tam Phú) nhớ lại: “Cách đây mấy chục năm, khi nước lũ dâng cao cộng hưởng với nước từ hồ thủy lợi Phú Ninh xả về là từng đàn cá mè đen, cá mè trắng theo dòng nước trôi ra sông. Có năm cá bị va đập vào ghềnh đá, hoặc chết ngạt nổi trắng trên sông, người dân chỉ cần chèo ghe ra là dùng tay vớt được liền”.
Đợt mưa lũ kéo dài từ 13 - 16.11, sức chứa nước của hồ thủy lợi Phú Ninh quá tải nên đơn vị điều hành, quản lý hồ đã cho xả nước xuống sông Bàn Thạch, Tam Kỳ. Vì thế mà lượng cá nuôi và sinh sản tự nhiên trong lòng hồ trôi ra ngoài rất nhiều. Lưới cụ để đánh bắt cá mè mùa lũ được người dân địa phương gọi là lưới mùng, có mặt rộng, chiều cao mỗi tấm lưới gần 2m với 3 lớp. Ba ngày qua, nhiều ngư dân có thu nhập hàng triệu đồng từ việc thả lưới bắt cá mè. Giá một ký cá mè hiện hơn 20 nghìn đồng. Mỗi con cá đánh bắt được có trọng lượng ít nhất 5kg.
Có thể bạn quan tâm

Tuy vậy, do chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của rừng trong phát triển bền vững; đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích từ trồng rừng và bảo vệ rừng giữa doanh nghiệp, cơ sở và người dân nên hàng năm Công ty vẫn đảm bảo diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng; tác động tích cực đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.

Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.