Ngư Dân Thu Lợi Nhờ Giá Xăng Dầu Giảm

Những ngày cuối tháng Chạp, các cảng cá miền Trung nhộn nhịp tàu về bến. Xung quanh câu chuyện về niềm vui bội thu, ngư dân rất phấn khởi vì những chuyến biển cuối năm cho thu nhập khá từ tác động của giá nhiên liệu giảm mạnh.
Đến xã biển Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi chứng kiến hàng chục con tàu lần lượt cập bến mang theo những chuyến hàng đầy cá sau những ngày dài trên biển.
Anh Nguyễn Xuân Tùng (39 tuổi), chủ tàu QB 91694 TS phấn khởi cho biết thường những chuyến biển trước, con tàu công suất 780 CV của anh tốn chi phí trung bình từ 150-170 triệu đồng/chuyến, nhờ nhiều đợt giảm giá dầu mà chuyến này chỉ còn tốn khoảng 120 triệu đồng, lãi nhiều hơn so với các đợt trước.
“Mọi năm, lãi không bao nhiêu nên thu nhập của 23 ngư dân trên tàu chỉ từ 1-1,5 triệu đồng/chuyến/người, thậm chí thời tiết không thuận lợi thì không có đồng nào. Chuyến này bội thu 7 tấn cá ngừ, cá thu, lại thêm chi phí giảm được gần 50 triệu nên thu nhập anh em được cải thiện, cái Tết năm nay sẽ ấm áp hơn”, anh Tùng chia sẻ.
Ông Hoàng Kiên Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh cho hay hiện xã có 395 tàu thuyền với tổng công suất hơn 50.000 CV. Năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản đạt hơn 8.700 tấn, vượt 58,8% kế hoạch. Một năm bội thu cộng thêm chi phí giảm sâu thực sự mang lại cho ngư dân một thu nhập ổn định, đón Tết đầm ấm hơn.
Ông Lê Văn Lợi, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Bình cho biết xăng dầu giảm giá là một tín hiệu tốt nhằm thúc đẩy ngư dân chuyển đổi mạnh theo hướng đánh bắt xa bờ, đặc biệt có lợi đối với những tàu công suất lớn bám biển dài ngày cần hao tốn nhiều nhiên liệu.
Thực tế cho thấy tàu cá đánh bắt ở ngư trường xa đã đạt sản lượng lớn, hiệu quả cao, thu hút gần 700 tàu cá của tỉnh Quảng Bình. Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2014 toàn tỉnh đạt hơn 53.000 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ 2013 , trong đó khai thác biển đạt hơn 50.000 tấn.
Dấu hiệu đáng mừng là trong năm qua, cơ cấu tàu thuyền của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng đánh bắt xa bờ, vùng biển xa. Có 93 tàu đóng mới, tăng 46% so với năm 2013; 340 tàu cải hoán, tăng 100% so với năm 2013, đa số các tàu đóng mới và cải hoán đều có công suất > 500CV, nâng tổng công suất tàu cá toàn tỉnh lên 404.332 CV, bằng 143% so với năm 2013.
Hiện toàn tỉnh có 1.122 tàu cá khai thác xa bờ, trong đó có 271 tàu cá có công suất từ 400CV trở lên, tăng 189 chiếc so với năm 2013 và có 77 tàu cá có công suất từ trên 700CV trở lên, tăng 73 chiếc so với năm 2013.
Giá nhiên liệu giảm càng có ý nghĩa khi ngư dân được vay vốn theo Nghi định 67 của Chính phủ để cải hoán, đóng mới tàu vỏ sắt, tạo động lực vươn khơi xa. Hiện các ngành chức năng tỉnh Quảng Bình đang đôn đốc đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị định 67. Đã có 970 ngư dân đăng ký vay vốn, với nhu cầu vốn vay 2.390 tỷ đồng; đã hoàn thành thẩm định thí điểm đợt 1, phê duyệt danh sách 13 cá nhân, doanh nghiệp. Mới đây, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên công suất 820CV đã hoàn thành và bàn giao cho ngư dân đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, phát triển các đội tàu dịch vụ hậu cần là một yếu tố quan trọng nhằm giúp các ngư dân tiêu thụ sản phẩm kịp thời, không bị hạ giá thành sản phẩm, đồng thời giảm chi phí nhiên liệu ra vào bờ và có thể bám biển dài ngày ở khơi xa.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.

Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.