Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Thoát Nợ, Làm Giàu Nhờ Chuyển Đổi Đối Tượng Nuôi

Ngư Dân Thoát Nợ, Làm Giàu Nhờ Chuyển Đổi Đối Tượng Nuôi
Ngày đăng: 26/06/2014

Từ năm 2008 trở về trước, ngư dân thôn Quảng Công (Thừa Thiên Huế) chủ yếu nuôi chuyên tôm. Do mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến người nuôi nợ nần chồng chất.

Tuy nhiên trong 7 năm trở lại đây, nhiều ngư dân nơi đây đã thoát khỏi cảnh nợ nần, thậm chí giàu lên giàu lên nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản. Điển hình là ở thôn 14 (xã Quảng Công) – nơi có trên 40 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ ở vùng hạ triều với diện tích 46 ha.

Anh Phan Việt Dũng – một ngư dân thôn 14 cho biết: Năm 2008 gia đình nợ ngân hàng trên 600 triệu đồng do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài. Không như những hộ khác phải bỏ hồ do thua lỗ triền miên, anh đã tìm tòi thử nghiệm nên đưa con gì vào nuôi trên vùng nước lợ vừa không bị dịch bệnh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau một vụ nuôi thử nghiệm mô hình cá chẽm, cá dìa trên diện tích 1.000m2, gia đình anh lãi ròng trên 35 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đưa vào thả nuôi 2 ha cá nâu, cá dìa, cá chẽm và cá hồng mỹ trên vùng hạ triều phá Tam Giang. Với phương thức thả nuôi gối vụ quanh năm và cả hình thức vượt lũ, sau khi trừ chi phí, mô hình này cho lãi ròng trên 200 triệu đồng/năm.

Từ khi chuyển đổi phương thức, đối tượng nuôi, tình hình dịch bệnh ở vật nuôi không còn, những loại cá đặc sản giá bán cũng được giá nên gia đình đã trả được nợ ngân hàng, xây nhà và cho con ăn học đến nơi đến chốn, anh Dũng nói.

Trong số 40 hộ nuôi cá nước lợ ở vùng hạ triều, bên cạnh hộ anh Phan Việt Dũng, có thể kể đến một số hộ khác như Nguyễn Hường, Phạm Trung, Phạm Thanh Việt…, đây là những hộ có diện tích nuôi khá lớn, từ 1,3 ha đến 2,5 ha.

Vừa cho đàn cá chẽm ăn, ông Hường cho biết: “Là địa phương có đầm phá rộng lớn, nếu không phát huy thế mạnh này thì phí lắm. Chính vì vậy tôi và các anh Dũng, Trung và Việt đã quyết định kiên trì chuyển đổi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá, nuôi cá hỗn hợp. Mô hình này không chỉ giúp tui trả xong nợ ngân hàng vay từ thời kỳ nuôi tôm mà còn tích trữ được tiền tỷ trong tay”.


Có thể bạn quan tâm

Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ

Về xóm 9, thôn Đại An, xã Thống Nhất (Hưng Hà - Thái Bình) hỏi thăm anh Đinh Thanh Quỳnh trồng thanh long ruột đỏ ai cũng biết bởi anh không chỉ là người tiên phong trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ nhân dân trong xã cùng thoát nghèo.

19/10/2015
Kim cô nương trúng lớn Kim cô nương trúng lớn

Vụ thu đông này, giống dưa lê Kim cô nương mang lại mùa vàng cho bà con xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi bán được giá 17.000 đ/kg tại ruộng.

19/10/2015
Bưởi da xanh Sông Xoài được chứng nhận VietGAP cơ hội để mở rộng thị trường Bưởi da xanh Sông Xoài được chứng nhận VietGAP cơ hội để mở rộng thị trường

Ngày 14-10, tại xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Sở KH-CN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho 12 hộ với 12,5ha bưởi da xanh của HTX Bưởi da xanh Sông Xoài.

19/10/2015
Doanh nghiệp săn chuối làm hàng Tết nông dân mừng rơn vì được giá Doanh nghiệp săn chuối làm hàng Tết nông dân mừng rơn vì được giá

Những ngày qua, người trồng chuối ở huyện U Minh (Cà Mau) vui ra mặt khi giá mặt hàng này liên tục tăng mạnh. Đáng nói, việc trồng chuối không phải bón phân, xịt thuốc và mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau chừng hơn 1 tháng nên người dân có lợi nhuận cao.

19/10/2015
Những đại gia trên từng trang báo Những đại gia trên từng trang báo

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

19/10/2015