Ngư Dân Tăng Thu Nhập Từ Ốc Mỡ, Sứa Biển Ở Hà Tĩnh

Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…
Chỉ tính riêng tại cảng cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà mỗi vụ sản lượng khai thác ốc mỡ (từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau) được khoảng 75-90 tấn với mức giá 40.000 - 60.000 đồng/kg… Mỗi vụ khai thác ốc mỡ đã mang lại cho ngư dân Lộc Hà hơn 2 tỷ đồng.
Trong khi đó tại xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nghề đánh bắt, thu mua chế biến sứa biển cũng đang mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều ngư dân ở đây. Với sản lượng bình quân hơn 500 tấn thu về khoảng 2,6 tỷ đồng, bình quân mỗi gia đình ở Xuân Yên thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ...
Có thể bạn quan tâm

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, mưa kéo dài nhiều ngày nay khiến những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng rất cao.

Bà Nông Thị Vì - người dân tộc Tày, ở thôn Nà Chạp, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã góp phần xây dựng nên thương hiệu “Quýt ngọt” nức tiếng.

Là một cù lao trên sông Tiền, được phù sa bồi đắp, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy có lợi thế để phát triển vườn chuyên canh cây ăn trái.

Theo Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa TP.HCM (thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn), nhằm tạo sự gắn kết giữa công ty và người chăn nuôi, sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến sữa bò Củ Chi, công ty sẽ cho cổ phần hóa và bán cổ phần cho nông dân.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá, bảo vệ chủ quyền, những năm qua Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị còn hoàn thành tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.