Ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi được nhận tàu vỏ thép hiện đại

Đó là 2 chiếc tàu cá vỏ thép mang ký hiệu QNg 94359 TS của ông Huỳnh Luận ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ và tàu QNg 95868TS của ông Nguyễn Hữu Ngọt ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 và 3 được Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ.
Hai tàu cá vỏ thép được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tàu được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPRS cùng hàng loạt trang thiết bị khác, tính đến thời điểm hiện tại, hai tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 94359 TS và QNg 95868 TS, trị giá mỗi tàu 8,7 tỷ đồng được đánh giá là tàu đánh cá hiện đại nhất của ngư dân miền Trung. Tàu cá vỏ thép này hành nghề lưới vây kiêm chụp mực. Mỗi tàu có độ dài 26m, rộng gần 7m, cao 3,4m, công suất 81 CV/tàu và tốc độ 10 hải lý/giờ
Ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn- Chủ tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Hơn 40 năm làm nghề trên biển, nhưng trước đây, gia đình chỉ có con tàu gỗ, công suất nhỏ nên hiệu quả đánh bắt không cao, mỗi khi gặp thời tiết xấu là anh em bạn trên tàu rất lo lắng. Với con tàu vỏ thép này thì giờ về sau yên tâm rồi. "Có tàu vỏ thép, chúng tôi sẽ vươn khơi xa hơn, đánh bắt dài ngày hơn để phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc"- Ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Huế- Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết, hiện nay đội tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi có hơn 5.500 chiếc, nhưng chủ yếu tàu vỏ gỗ nên khai thác xa bờ kém hiệu quả và độ an toàn thấp. Do vậy, ngành thủy sản Quảng Ngãi từng bước hiện đại hóa đội tàu đánh cá xa bờ với nguồn vốn được hỗ trợ tối đa cho ngư dân để đóng tàu cá vỏ thép và trang bị ngư lưới cụ, thiết bị hiện đại, bảo đảm vươn khơi đánh bắt an toàn, hiệu quả.
Trước mắt, từ nguồn vốn huy động và đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong cả nước, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã xét chọn và cho hai ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt (ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) và Huỳnh Luận (ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ) vay đóng hai tàu cá vỏ thép nói trên.
Hai tàu đều có công suất 811 CV với tổng số tiền đầu tư 8,7 tỷ đồng/tàu. trong đó mỗi ngư dân phải bỏ ra 1,2 tỷ đồng vốn đối ứng. Trong 11 năm, 2 ngư dân được hỗ trợ sẽ hoàn trả lại số tiền đầu tư (không lãi suất) này để Quỹ tiếp tục hỗ trợ các ngư dân khác. Mỗi tàu có chiều dài 26m, rộng 6,8m và cao 3,8m gồm 5 khoang chứa cá, nhiên liệu, nước ngọt... đủ để đánh bắt liên tục trên biển trong khoảng 1 tháng.
Ngoài ra, trên tàu còn co hệ thống làm nước đá từ nước biển, vì vậy sẽ giúp cho ngư dân bảo quản thủy sản dài ngày trên biển mà không phải lệ thuộc vào nguồn nước đá lạnh ở trên bờ như lâu nay. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc tầm xa... cùng nhiều trang thiết bị hiện đại khác. Dự kiến đầu tháng 6 tới, hai tàu này sẽ vươn khơi thực hiện hành nghề lưới vây rút chì và nghề chụp mực.
Chia vui với ngư dân trong tỉnh, đồng chí Lê Viết Chữ- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, hiện phần lớn tàu đánh bắt cá ở Quảng Ngãi được đóng bằng vỏ gỗ. Tàu vỏ gỗ có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng nhưng có nhược điểm là độ an toàn không cao, khả năng hoạt động trên biển bị hạn chế, thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, tai nạn trên biển.
Hiện nhiều nước trong khu vực đã dần thay đổi tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép và hiệu quả đánh bắt của những chiếc tàu này đạt rất cao so với tàu vỏ gỗ. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh rất hoan nghênh Quỹ hỗ trợ ngư dân đã tạo điều kiện cho ngư dân để vay đóng mới tàu vỏ thép hiện đại vươn khơi đánh bắt xa bờ. Và việc bàn giao và đưa vào sử dụng 2 tàu vỏ thép là việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp ngư dân có thể vươn khơi, bám biển, đảm bảo sự an toàn cao cho ngư dân.
Cũng trong sáng 20.5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi để Quỹ này tiếp tục hỗ trợ các ngư dân khác vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.

Thời gian qua, thấy nhím có giá nên nhiều người dân đã ồ ạt đầu tư nuôi nhím, có thời điểm giá nhím giống lên đến gần 10 triệu đồng/cặp và nhím thịt hơn 300 ngàn đồng/kg.

Đến nay, nông dân ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành thuộc tỉnh Long An đã thu hoạch dứt điểm hơn 6.830 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt hơn 16.000 tấn

Ngày 27-3, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cùng đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy Gò Công Đông đã đến khảo sát vùng nuôi nghêu cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu thuộc khu vực nuôi 350 ha của Ban Quản lý cồn bãi của huyện.

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.