Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi được nhận tàu vỏ thép hiện đại

Ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi được nhận tàu vỏ thép hiện đại
Ngày đăng: 21/05/2015

Đó là 2 chiếc tàu cá vỏ thép mang ký hiệu QNg 94359 TS của ông Huỳnh Luận ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ và tàu QNg 95868TS của ông Nguyễn Hữu Ngọt ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 và 3 được Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo  Nghị định 67 của Chính phủ.

Hai tàu cá vỏ thép được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tàu được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPRS cùng hàng loạt trang thiết bị khác, tính đến thời điểm hiện tại, hai tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 94359 TS và QNg 95868 TS, trị giá mỗi tàu 8,7 tỷ đồng được đánh giá là tàu đánh cá hiện đại nhất của ngư dân miền Trung. Tàu cá vỏ thép này hành nghề lưới vây kiêm chụp mực. Mỗi tàu có độ dài 26m, rộng gần 7m, cao 3,4m, công suất 81 CV/tàu và tốc độ 10 hải lý/giờ

Ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn- Chủ tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Hơn 40 năm làm nghề trên biển, nhưng trước đây, gia đình chỉ có con tàu gỗ, công suất nhỏ nên hiệu quả đánh bắt không cao, mỗi khi gặp thời tiết xấu là anh em bạn trên tàu rất lo lắng. Với con tàu vỏ thép này thì giờ về sau yên tâm rồi. "Có tàu vỏ thép, chúng tôi sẽ vươn khơi xa hơn, đánh bắt dài ngày hơn để phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc"- Ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Huế- Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết, hiện nay đội tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi có hơn 5.500 chiếc, nhưng chủ yếu tàu vỏ gỗ nên khai thác xa bờ kém hiệu quả và độ an toàn thấp. Do vậy, ngành thủy sản Quảng Ngãi từng bước hiện đại hóa đội tàu đánh cá xa bờ với nguồn vốn được hỗ trợ tối đa cho ngư dân để đóng tàu cá vỏ thép và trang bị ngư lưới cụ, thiết bị hiện đại, bảo đảm vươn khơi đánh bắt an toàn, hiệu quả.

Trước mắt, từ nguồn vốn huy động và đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong cả nước, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã xét chọn và cho hai ngư dân Nguyễn Hữu Ngọt (ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) và Huỳnh Luận (ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ) vay đóng hai tàu cá vỏ thép nói trên.

Hai tàu đều có công suất 811 CV với tổng số tiền đầu tư 8,7 tỷ đồng/tàu. trong đó mỗi ngư dân phải bỏ ra 1,2 tỷ đồng vốn đối ứng. Trong 11 năm, 2 ngư dân được hỗ trợ sẽ hoàn trả lại số tiền đầu tư (không lãi suất) này để Quỹ tiếp tục hỗ trợ các ngư dân khác. Mỗi tàu có chiều dài 26m, rộng 6,8m và cao 3,8m gồm 5 khoang chứa cá, nhiên liệu, nước ngọt... đủ để đánh bắt liên tục trên biển trong khoảng 1 tháng.

Ngoài ra, trên tàu còn co hệ thống làm nước đá từ nước biển, vì vậy sẽ giúp cho ngư dân bảo quản thủy sản dài ngày trên biển mà không phải lệ thuộc vào nguồn nước đá lạnh ở trên bờ như lâu nay. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc tầm xa... cùng nhiều trang thiết bị hiện đại khác. Dự kiến đầu tháng 6 tới, hai tàu này sẽ vươn khơi thực hiện hành nghề lưới vây rút chì và nghề chụp mực.

Chia vui với ngư dân trong tỉnh, đồng chí Lê Viết Chữ- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, hiện phần lớn tàu đánh bắt cá ở Quảng Ngãi được đóng bằng vỏ gỗ. Tàu vỏ gỗ có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng nhưng có nhược điểm là độ an toàn không cao, khả năng hoạt động trên biển bị hạn chế, thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, tai nạn trên biển. 

Hiện nhiều nước trong khu vực đã dần thay đổi tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép và hiệu quả đánh bắt của những chiếc tàu này đạt rất cao so với tàu vỏ gỗ. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh rất hoan nghênh Quỹ hỗ trợ ngư dân đã tạo điều kiện cho ngư dân để vay đóng mới tàu vỏ thép hiện đại vươn khơi đánh bắt xa bờ. Và việc bàn giao và đưa vào sử dụng 2 tàu vỏ thép là việc làm hết sức có ý nghĩa, giúp ngư dân có thể vươn khơi, bám biển, đảm bảo sự an toàn cao cho ngư dân.

Cũng trong sáng 20.5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi để Quỹ này tiếp tục hỗ trợ các ngư dân khác vươn khơi bám biển.


Có thể bạn quan tâm

Vú Sữa Lò Rèn Giá Thấp Vú Sữa Lò Rèn Giá Thấp

Hiện tại, vú sữa Lò Rèn loại 1 được các thương lái thu mua tại vựa chỉ khoảng 30.000đ/kg; loại 2 đến tay người tiêu dùng khoảng 20.000đ/kg; loại 3 khoảng 15.000 – 18.000đ/kg. Trong đó, năm trước giá vú sữa Lò Rèn loại 1 có giá 40.000 - 45.000đ/kg; loại 2 khoảng 30.000đ/kg; loại 3 từ 22.000đ/kg trở lên.

28/11/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Không Đủ Bán Thanh Long Ruột Đỏ Không Đủ Bán

Ông Nguyễn Hữu Tài, giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ và XK thanh long Dương Xuân cho biết, nhờ thị trường XK thanh long sang Trung Quốc khởi sắc, các DN XK thanh long liên tiếp nhận được những đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng thanh long ruột đỏ nên họ không ngừng đẩy giá lên. Ngoài ra, nguyên nhân tăng giá còn do diện tích thanh long ruột đỏ còn hạn chế.

28/11/2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm 5.000 Tấn/năm Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm 5.000 Tấn/năm

NM được xây dựng trên diện tích gần 5 ha (giai đoạn 1), trong đó nhà xưởng 18.600 m2, được lắp đặt thiết bị tiên tiến nhất do Mỹ, Nhật Bản và châu Âu chế tạo, với tổng vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng, công suất chế biến 5.000 tấn tôm thành phẩm/năm, tạo việc làm cho 750 lao động, doanh thu XK khoảng 50 - 60 triệu USD.

28/11/2014
Tái Cơ Cấu Là Đây! Tái Cơ Cấu Là Đây!

Chương trình phát triển đàn bò sữa từng gánh nhiều vấp ngã và chỉ trích. Tuy nhiên, sự vực dậy của ngành chăn nuôi bò sữa qua hơn một thập kỷ có mặt tại Việt Nam đang tái khẳng định tinh thần của chính sách này không hề chệch hướng.

28/11/2014
Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung

6 tháng đầu năm, giá phân bón thế giới lẫn trong nước đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân đạm trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…

27/06/2014