Ngư Dân Phú Yên Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Những ngày này hàng chục chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên ra vào cảng cá tấp nập, mỗi chuyến biển trúng đến 200-400 triệu đồng/chiếc.
Tại cảng cá phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa), các tàu cập cảng luôn đầy ắp cá. Năng suất mỗi chiếc đạt trên 60 con, trọng lượng mỗi con nặng từ 60-110kg. So với mọi năm, cá đợt này lớn chất lượng tốt, vì thế giá tăng từ 20.000-40.000 đồng/kg. Cụ thể, giá mua cá ngừ xuất khẩu của các đại lý ở Phú Yên hiện dao động từ 145.000-200.000 đồng/kg.
Tàu cá PY92573TS của ngư dân Võ Minh (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) vừa cập cảng, với gần 2,8 tấn cá ngừ. Với mức giá bán bình quân khoảng 170.000 đồng/kg, trừ phí tổn ông Minh lãi ròng 320 triệu đồng, mỗi người lao động trên tàu cũng được 20 triệu đồng cho một tháng đi biển.
Ông Minh cho biết: “Sau đợt biển này, ngư dân sẽ nghỉ ngơi từ 4-7 ngày, sau đó tiếp tục vươn khơi đánh bắt tại ngư trường Nam Hoàng Sa và Trường Sa”.
Nhìn chung, chuyến biển tháng 7-2014 hơn 80% thuyền đánh bắt dài ngày của ngư dân TP Tuy Hòa có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.