Ngư Dân Phú Yên Tham Quan Tàu Vỏ Thép

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, ngư dân, doanh nghiệp muốn đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất là 3%/năm.
Đây là cơ hội để ngư dân và các doanh nghiệp ở Phú Yên hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Để học hỏi kinh nghiệm, hơn 20 ngư dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên vừa đi tham quan Nhà máy đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC) và Trường đại học Nha Trang (Khánh Hòa).
Tại đây, ngư dân đã được quan sát, tìm hiểu về hoạt động của tàu vỏ thép Hoàng Anh 01 - tàu cá đầu tiên trong tổng số 22 tàu vỏ thép được SBIC đóng thí điểm cho ngư dân Quảng Ngãi; được trao đổi, nghe các chuyên gia tư vấn về ưu điểm, lợi ích của tàu cá vỏ thép để ngư dân có sự lựa chọn khi đầu tư đóng tàu.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...