Ngư Dân Nhơn Lý (Bình Định) Trúng Đậm Cá Nục Gai, Cá Giò

Từ ngày 26.5 đến nay, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) hành nghề mành trủ trúng đậm cá nục gai, cá giò; có thuyền trúng lớn đến 26 tấn cá. Giá cá nục gai ngày đầu 90 ngàn đồng/két (1 két 12 kg), cá giò 50 ngàn đồng/két, do sản lượng đánh bắt nhiều hiện giá cá nục gai giảm còn 70 - 75 ngàn đồng/két và 40 - 45 ngàn đồng/két cá giò.
Riêng buổi sáng 31.5, nhiều thuyền đánh bắt đạt sản lượng khá, như thuyền của anh Võ Ngọc Tâm, ở thôn Lý Hòa, đánh bắt được 800 két cá nục gai, thu 60 triệu đồng; thuyền của anh Nguyễn Văn Long, ở thôn Lý Hưng, đánh bắt hơn 1.200 két cá nục gai, thu 90 triệu đồng; thuyền của anh Nguyễn Mi, đánh được 400 két cá dò, thu 18 triệu đồng…
Do sản lượng đánh bắt cao nên thương lái các nơi đổ về Nhơn Lý mua cá nục gai và cá giò về làm mắm. Các dịch vụ phụ trợ cũng hoạt động hết công suất: vận chuyển cá từ thuyền vào bờ và từ bờ lên xe tải, gánh về các cơ sở chế biến nước mắm ở địa phương; hấp cá...
Các chị Nguyễn Thị Hồng, Lê Thị Hạnh đang gánh cá thuê, cho biết: “Từ 5 giờ sáng đến giờ (7 giờ) hai chúng tui quảy chung được 401 thùng cá từ bãi lên đến xe tải, chủ họ trả 8.000 đồng/thùng (gần 50kg/thùng), tuy nhọc nhằn nhưng có thu nhập khá”. Ngoài gánh cá thuê, nhiều hộ sắm thùng nhựa cho các chủ thuyền thuê đựng cá với giá 5.000 đồng/thùng.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 11.305 hộ ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh thả nuôi khoảng 40,8 triệu con cua biển giống trên diện tích 12.270 ha, tăng gần 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thời gian qua nhờ thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nông dân, cùng với điều kiện thuận lợi về môi trường nước, nguồn cua giống, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (cá vụn, ruốc, còng...) nên ngư dân ở các vùng ven biển trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích mặt nước nuôi cua biển, tập trung nhiều nhất ở các xã Long Toàn, Long Khánh, Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải; xã Long Hòa, Hòa Minh, huyện Châu Thành...

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

Tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp (chỉ với 117 m2), anh Hồ Lâm Tuấn (khóm 1, phường 3, Tp. Vĩnh Long) đã đầu tư nuôi bồ câu Pháp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, có thể chăn nuôi ngay tại thành thị để phát triển kinh tế gia đình.

Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.